Các tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102)

Như đã giới thiệu trong phần 3.1.2.1 tuyến có ... điểm dừng đỗ, tất cả được bố trí trên dải phân cách giữa, và 2 điểm đầu, cuối (hình ...).

Các đề xuất thiết kế:

- Ke ga ở chính giữa và sử dụng xe buýt có cửa ở 2 bên

- Làn cho xe buýt ở vị trí ga: Tại thời điểm hiện tại, chưa có đề xuất nào về làn cho xe buýt tại vị trí ga. Thay vào đó, dải phân cách làn BRT sẽ được xây dựng để tránh sự cố có thể xảy ra hoặc tránh xung đột giữa dòng giao thông thông thường với dòng BRT và để tích hợp đa dịch vụ hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải khi BRT thoát khỏi vị trí ga tại một số nút giao nhất định dọc tuyến.

- Vị trí các nhà ga: vị trí các trạm cần càng gần điểm đi và điểm đến của chuyến đi càng tốt. Điểm dừng xe buýt được đặt tại một trong ba vị trí sau: giữa đường, gần phía trước nút giao, gần phía sau nút giao.

- Cơ sở vật chất

• Khu vực chờ của hành khách: Thiết kế các cơ sở vật chất phục vụ HK khi chờ đợi với các tiện nghi làm tăng sự thoải mái và cảm giác an toàn của HK có thể khuyến khích cả HK ở vùng ngoại ô sử dụng vận tải HK công cộng. Điểm dừng xe buýt có mái che, băng ghế, chắn gió và chiếu sáng có thể giúp HK cảm thấy thoải mái, an toàn.

103

• Nhà chờ có mái che được đề nghị sử dụng cho các điểm dừng đỗ dọc tuyến BRT. Các vị trí của nhà chờ có mái che sẽ thay đổi tùy thuộc vào không gian sẵn có, vị trí khai thác, số lượng HK và nhu cầu tầm nhìn của lái xe. Bất kỳ nhà chờ nào cũng phải đảm bảo mái hiên nhà chờ cách đường tối thiểu 900mm.

Theo mong muốn thì tất cả các nhà chờ sẽ được trang trí giống nhau và có một số mức độ nhất quán nhất định về mặt kiến trúc để phân biệt chúng là trạm dừng đỗ hay trạm BRT - đặc biệt là tại các điểm dừng chính và các điểm trung chuyển. Để tăng mức độ thoải mái và thuận tiện của hành khách, nhà chờ nên được thiết kế với những lưu ý sau:

o Linh hoạt và xe lăn có thể tiếp cận được; o Tầm nhìn cho giao thông tiếp cận o Ánh sáng đầy đủ;

o Đủ chỗ ngồi;

o Tiếp cận nhanh với xe buýt;

o Hiển thị lịch trình tuyến và lịch vận hành o Bảo vệ khỏi các yếu tố bất lợi về thời tiết.

• Hệ thống thông tin HK theo thời gian thực (RPTI) cung cấp cho HK thông tin về các tuyến xe buýt, vị trí hiện tại, thời gian tới nơi đến và mạng lưới tuyến. Nó được gắn trên một bản thông tin riêng.

• Hệ thống chiếu sáng đầy đủ nên được cung cấp tại các điểm dừng xe buýt và các khu vực chờ đợi cho hành khách.

• Cảnh quan có thể được sử dụng tại các điểm dừng đỗ của tuyến BRT để tăng sự thoải mái của HK và để phát triển một khu vực chờ hấp dẫn. Tuy nhiên, an ninh HK cũng là một vấn đề cần phải cân nhắc khi thiết kế cảnh quan.

Các tiện nghi thuận tiện có thể được cung cấp tại các trạm BRT lớn để giảm số lượng các chuyến đi bộ phải thực hiện để để có được sự tiện lợi và tăng tính hấp dẫn của các điểm dừng dọc tuyến BRT. Điện thoại công cộng, thùng chứa rác và máy bán hàng tự động chỉ là một vài trong số các hạng mục tiện ích nhằm tăng tính hấp dẫn tại

các khu vực chờ của hành khách. Nhưng cũng cần lưu ý để giảm thiểu sự lộn xộn và tránh cản trở tới hoạt động chính của tuyến.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w