Xác định số trạm dừng đỗ trong mạng lướ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70)

c. Trạm trung chuyển đa phương thứ

2.2.4 Xác định số trạm dừng đỗ trong mạng lướ

Số trạm dừng và kích thước trạm dừng trong một mạng lưới tỷ lệ nghịch với nhau và phụ thuộc vào hình thức kết nối các tuyến trong mạng lưới. Phần này đề cập đến số trạm được xét trong 2 loại hình mạng lưới tuyến: các tuyến hoạt động độc lập và các tuyến được kết nối với nhau. Các tuyến hoạt động độc lập không có sự chồng chéo với các tuyến khác. Những tuyến này có một hình ảnh rõ ràng trong mạng lưới, đơn giản

71

trong hoạt động, nhưng năng suất hoạt động thường là khá thấp. Ngược lại, mạng lưới các tuyến được kết nối có các tuyến nhánh hội tụ, phân kỳ, và chồng lên nhau. Những tuyến này phục vụ HK tốt hơn. Mạng lưới với các đường kết nối cung cấp một dịch vụ đa dạng hơn và cần số lượng trạm nhiều hơn cho việc chuyển đổi giữa các tuyến. Ngoài ra, số lượng trạm còn phụ thuộc vào nhu cầu HK trên mỗi hệ thống và công suất mỗi trạm. Rõ ràng với lượng HK lớn mà công suất trạm nhỏ thì cần số lượng trạm lơn hơn. Đặc điểm cơ bản của hai loại mạng lưới được minh họa trên hình 2-23.

Hình 2- Ví dụ về mạng lưới các tuyến độc lập và các tuyến được kết nối với nhau

Trong hình 2-23 nếu ba tuyến hoạt động độc lập, (hình a), với tần số trên mỗi tuyến, ví dụ, 15 xe/giờ (dãn cách xe chạy là 4 phút) HK có thể đi lại giữa hai trạm với nhiều nhất một lần chuyển đổi, và thời gian đợi trung bình là bốn phút (h/2 tại điểm xuất phát và h/2 tại các trạm trung chuyển, h – headway: dãn cách xe chạy).

Nếu các tuyến được kết nối với nhau (hình b) 15 tuyến với 6 trạm đầu cuối. Vì mỗi tuyến là trực tiếp nên HK không phải chuyển đổi. Tuy nhiên, 15 xe/giờ phân phối cho

năm tuyến thay vì một, do đó tần suất của dịch vụ trên mỗi tuyến là 15/5 = 3 xe/h. với h = 20 phút, thời gian đợi trung bình là 10 phút.

Bảng 2.12 trình bày mối quan hệ giữa số trạm n, số tuyến và so sánh các yếu tố dịch vụ trong 2 loại mạng lưới trên.

Bảng 2- Đặc điểm của 2 loại mạng lưới với n trạm đầu cuối

Loại mạng Đặc điểm Mạng độc lập Mạng kết nối Tổng quát Ví dụ Tổng quát Ví dụ Số tuyến n/2 3 n(n-1)/2 15 Tần suất f 15 f/(n-1) 3

Chuyển đổi Không Nhiều

Hoạt động của mạng

lưới Đơn giản Phức tạp

Mạng lưới độc lập có ưu điểm là loại bỏ hoặc giảm thiểu các hình thức chuyển đổi cho HK và hoạt động linh hoạt hơn so với mạng kết nối nhưng thời gian đợi giữa các chuyến xe lớn hơn. Hoạt động của mạng lưới kết nối phức tạp hơn lịch trình của tuyến độc lập, nhưng công suất đạt được cao hơn. Và hình thức này cũng thường được sử dụng cho các mạng lưới giao thông công cộng.

2.2.5 Xác định khoảng cách giữa các trạm và kích thước trạm dừng đỗ BRT

Như tiêu đề đã đưa ra: “Một số nội dung quy hoạch trạm dừng đỗ BRT (kết nối trạm dừng đỗ BRT với các bộ phận khác trong và ngoài hệ thống BRT” thì mục tiêu của phần này là đi xác định các yếu tố để kết nối trạm với các yếu tố (7 yếu tố - chương 1) của hệ thống BRT nhằm tạo ra một hệ thống với năng lực cung ứng lớn nhất và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của hành khách. Trong mục 2.2.2 đã xác định các vị trí đặt trạm trên đường xe chạy trong các điều kiện khác nhau hay kết nối trạm với đường xe chạy. Nhưng nếu chỉ xác định được vị trí mà không xác định được khoảng cách giữa các trạm và kích thước trạm là bao nhiêu thì không thể thiết kế hệ thống với năng lực tối đa mặc dù điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa. Xác định khoảng cách giữa các trạm nhằm tối ưu hóa khoảng cách di chuyển của HK và đảm bảo tốc độ xe chạy nhằm tạo ra một hệ thống vừa thỏa mãn nhu cầu HK vừa đạt được năng lực lớn nhất.

73

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w