Thứ nhất: BRT là lĩnh vực giao thông đô thị mới mẻ ở nước ta, thông qua các khái niệm ở chương 1 và 2 được tác giả tổng hợp và giải thích, giúp người làm chuyên môn nắm bắt được tổng quát về một hệ thống BRT và hoạt động của nó.
Thứ hai: Thông qua việc phân tích các khái niệm liên quan đến quy hoạch kết nối hệ thống BRT ở chương 2 tác giả đã đề xuất mô hình mạng lưới đường BRT phù hợp cho đa số các trường hợp khi quy hoạch kết nối hệ thống BRT là mạng lưới tuyến chính tuyến nhánh hoạt động trong hệ thống đóng kết hợp với các dịch vụ dừng cục bộ, dịch vụ dừng hạn chế và dịch vụ nhanh.
Thứ ba: Hiểu được được mục tiêu của việc quy hoạch và thiết kế trạm là phải xác định được vị trí, cấu trúc, chức năng các yếu tố của trạm, các chỉ tiêu kỹ thuật và đánh giá được năng lực hệ thống nên tác giả đã làm rõ được các vấn đề sau:
- Cấu trúc của một trạm gồm 9 yếu tố: Sân trạm, lối vào ra trạm, yếu tố lưu thông theo chiều dọc, khu vực hoạt động của nhân viên, khu vực phục vụ hành khách, mái che chắn thời tiết, bãi đỗ xe, yếu tố tạo cảnh quan, tiện nghi chuyển đổi. Trong đó nêu ra chức năng của từng yếu tố.
- Phân loại các vị trí của trạm thành 3 nhóm: phân theo cao độ, theo vị trí ngang đường và theo chức năng.
- Giới thiệu khung các tiêu chuẩn thiết kế kèm theo thang điểm để đánh giá quy hoạch và kết nối trạm.
- Xác định các yếu tố đánh giá năng lực của hệ thống tác giả giới thiệu công thức tính năng lực của trục đường tại trạm và phân tích các yếu tố liên quan: năng suất xe, thời gian lên xuống xe, thời gian tại điểm đỗ, số khu đỗ xe nhận trả khách, phần trăm dịch vụ nhanh và dịch vụ dừng hạn chế và công thức xác định số lượng trạm trên tuyến, khoảng cách giữa các trạm và kích thước trạm.
Thứ tư, liên hệ vào dự án thực tế: dự án tuyến BRT Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ: phân tích dữ liệu đầu vào của dự án về 2 vấn đề: kết nối hệ thống và trạm và quy hoạch thiết kế trạm BRT để đưa ra nhận xét đánh giá.