Các hình thức chuyển đổi tuyến cho hành khách

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

Tác động của việc chuyển đổi đối với HK không thể đánh giá thấp. Chuyển đổi thường là một trong những lý do chính mà những người sử dụng xe buýt lựa chọn không sử dụng dịch vụ thường xuyên. Hơn nữa, nếu khi chuyển đổi HK phải đi qua một số trở ngại vật lý như cầu thang, đường hầm, hay đi qua khu vực không được che chắn thời tiết thì khả năng chấp nhận hệ thống sẽ thấp hơn nhiều.

Loại chuyển đổi

Không phải tất cả các chuyển đổi đều như nhau. Các hình thức chuyển đổi có thể chia thành 2 loại: chuyển đổi trong phạm vi nút giao thông (ngoài trạm) và chuyển đổi trong sân trạm. Chuyển đổi trong phạm vi nút giao thông là HK phải đi bộ băng qua các nút giao và không có trang bị bảo vệ HK tránh thời tiết. Chuyển đổi trong sân trạm là HK đi bộ một vài mét băng qua sân trạm một cách thoải mái, an toàn và được bảo vệ khỏi thời tiết. Hai loại chuyển đổi này đều phụ thuộc nhiều vào thiết kế cơ sở hạ tầng và thiết kế tuyến.

Hai loại này được phân cụ thể thành 7 cấp từ cấp 1 phục vụ tốt đến cấp 7 phục vụ kém. Cấp độ 1 là cấp tốt nhất vì hành khách không cần di chuyển khi chuyển đổi tuyến. Minh họa trong Hình 2-6, cấp độ này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy hoạch kết nối tuyến để loại trừ việc di chuyển khi phải chuyển đổi. Cấp độ 2 nhận thấy cần phải có một số chuyển đổi nhưng sử dụng các điểm dừng phụ ở các trạm có thể giúp HK chuyển đổi dễ dàng.

37

Hình 2- Các hình thức chuyển đổi

Cấp độ 3 cho thấy HK phải đi bộ từ trục đường này sang trục đường khác (thường là quanh một khu ngã tư). Tuy nhiên, ở cấp độ 3, việc đi bộ được thực hiện trong khu vực kín và được bảo vệ, chẳng hạn như cầu vượt dành cho người đi bộ hay đường hầm. Ngoài ra, ở cấp độ 3, chuyển đổi vẫn thực hiện mà không phải trả thêm tiền hay xác minh vé. Với các cấp độ 4 và 5, HK phải chuyển sang một phương tiện khác trong một môi trường “mở”, có nghĩa rằng họ phải đi ra khỏi một hệ thống và đi vào một hệ thống khác. Có hai điều bất lợi dễ thấy đối với phương án này. Thứ nhất, HK sẽ có thể phải băng qua một nút giao thông và cũng tiếp tục đi bộ một cách không thuận lợi lên hoặc xuống cầu thang hoặc thang máy. Một HK đi kèm với một đứa trẻ hoặc với một số túi đồ có thể nhận thấy rằng tính chất của sự chuyển đổi này là quá mức khó khăn. Thứ hai, HK phải kiểm tra lại vé của họ vì họ đang chuyển từ hệ thống bên ngoài vào. Quá trình soát lại vé có thể sẽ gây ra sự trì hoãn và xếp hàng.

Ở cấp 6 và cấp 7, HK nhìn chung sẽ không lựa chọn sử dụng hệ thống. Ở cấp độ này, không có sự liên kết về cơ sở phục vụ giữa các hệ thống khác nhau. HK phải không những trả hai lần mà còn phải chịu đựng một môi trường cơ sở phục vụ khó khăn để đi bộ từ một hệ thống này sang một hệ thống khác. Cấp độ 7 là khó khăn nhất với các rào cản thực sự của hệ thống làm cho sự chuyển đổi tại cùng một khu vực trạm dừng hầu như không thể thực hiện được.

Nhận xét:

Khi quy hoạch kết nối hệ thống nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi.

Từ các phương án trình bày ở trên, nếu một sự chuyển đổi là cần thiết, thì sự chuyển đổi trong khu vực sân trạm trong một môi trường khép kín được ưa thích hơn phải chuyển đổi trong nút giao thông. Sự trở ngại về điều kiện vật chất của sự chuyển đổi trong nút giao có thể được giảm bớt nhờ một đường hầm dành cho khách bộ hành hoặc cầu vượt, nhưng hình thức này vẫn ít được mong muốn so với một hình thức chuyển đổi trong một sân trạm đơn giản.

Để đạt được sự chuyển đổi hệ thống trong sân trạm, một hành lang giao cắt phải được tạo ra trong quy hoạch kết nối tuyến. Hình 2-7 và 2-8 là một ví dụ minh họa. Sự bổ sung đơn giản một tuyến mới trong Hình 2-8 cung cấp nhiều tiện lợi cho sự chuyển đổi hệ thống tới cho hành khách.

Hình 2- Chuyển đổi trong nút giao thông Hình 2- Chuyển đổi trong sân trạm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w