Vị trí trạm phân theo cao độ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)

3. Kết nối và tiếp cận

2.2.3.1Vị trí trạm phân theo cao độ.

a. Trạm trên đường khác mức.

Trạm trên đường xe chạy khác mức bố trí các làn vượt trên mỗi hướng xe chạy. Các đặc điểm chính của các trạm trên đường xe buýt khác mức như sau:

• Thiết kế 2 làn xe trên mỗi hướng với một làn dành cho xe buýt và một làn vượt trên mỗi hướng;

• Đoạn vuốt nối tỷ lệ 1:30 tại điểm cuối trạm;

• Một hàng rào dài 1,2 – 1,5 m trên dải phân cách giữa để ngăn chặn hoặc kiểm soát người đi bộ băng qua sân trạm;

• Kích thước sân trạm từ 3,7 đến 4,6 m;

• Khu nhà bảo vệ HK khỏi điều kiện thời tiết, trạm soát vé và dịch vụ bán lẻ đặt bên cạnh trong phần đất bên cạnh phần xe chạy; Hình 2-15.

Trên đường xe buýt khác mức, các lối tiếp cận để người đi bộ băng qua đường phải được thiết kế cẩn thận. Tốt nhất nên thiết kế lối băng qua đường khác mức kết nối với sân trạm bằng cầu thang hoặc thang cuốn, thang máy. Khi việc cung cấp lối tiếp cận khác mức cho HK không khả thi nên sử dụng các trạm so le hoặc ở cả hai phía và các hàng rào trên dải phân cách có thể được mở ra để cho phép người đi bộ qua đường trên lối đi cùng mức ở phía sau của mỗi sân trạm. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, các lối qua đường cùng mức phải được đánh giá trong việc xem xét tốc độ xe chạy, lưu lượng hành khách, tầm nhìn. Với làn vượt, chu vi tối thiểu của trạm khoảng 23 m khi đặt cầu thang hoặc thang máy ở cuối sân trạm.

b. Trạm trên đường cùng mức. - Trạm trên đường cao tốc

Xe buýt BRT trên đường cao tốc chạy trong làn giao thông hỗn hợp hoặc trong làn tách riêng hoặc làn đường phía ngoài. Trạm trên đường cao tốc được đặt trên các làn đường phụ tách ra từ làn đường chính để xe dừng lại và ngăn không cho HK đi vào làn cao tốc. Các làn đường phụ rộng 24 feet (7,3m) để xe buýt vượt. Đoạn giảm tốc và tăng tốc phải đủ dài để việc tách làn không ảnh hưởng đến các xe khác và việc nhập vào làn chính được dễ dàng. Đoạn vút nối trên đoạn giảm tốc có tỉ lệ 1:30, trên đoạn tăng tốc tỉ lệ 1:40. Nếu đường xe buýt được tách khỏi làn chính cần thiết phải có làn vượt cho dịch vụ nhanh, tăng chu vi trạm lên 25 feet (7,6m).

Trên đường cao tốc thì bắt buộc phải thiết kế lối qua đường khác mức cho người đi bộ với cầu thang hoặc thang máy nên sân đặt trạm ở giữa để giảm chi phí xây dựng.

- Trạm trên đường trục chính

Hệ thống BRT trên đường trục chính có một lịch trình đáng tin cậy với chi phí vừa phải. Việc rẽ trái phải được kiểm soát cẩn thận (thường bằng tín hiệu giao thông). Việc tiếp cận cho HK ở trạm trên dải phân cách giữa thường bị hạn chế vì bề rộng dải phân cách hạn chế và hoạt động giao thông trên làn liền kề làn xe buýt. HK tiếp cận vào trạm cần được hỗ trợ, ví dụ tín hiệu giao thông ưu tiên tại nút.

63

Trạm bên: được đặt ở 1 phía của nút giao (hình 2-16). Điều này cho phép xén bớt dải phân cách để làm làn rẽ trái và hoạt động với các tín hiệu giao thông ưu tiên. Việc rẽ trái chỉ nên được cho phép tại các nút giao có tín hiệu ưu tiên. HK tiếp cận vào trạm từ lối băng qua đường tại cuối mỗi sân trạm. Nhược điểm của cấu hình này là nếu không có tín hiệu giao thông ưu tiên, xe buýt sẽ phải dừng lại hai lần, một lần tại nút và một lần tại trạm.

Trạm giữa: được đặt trên một hoặc cả hai phía của nút giao (hình 2-17). Sân trạm rộng ít nhất 20 feet (6,1m). Lối vào chính của HK từ lối băng qua đường cùng với thiết bị thu vé. Thiết kế này yêu cầu xe phải có cửa hai bên, và việc rẽ trái gặp khó khăn.

Trạm bên có làn vượt khi bề rộng đường cho phép. Hình 2-18, mặt cắt ngang đường xe buýt ba làn với hai làn liền kề sân trạm, với lối đi bộ băng qua đường phía sau mỗi trạm.

Hình 2- Trạm bố trí trên dải phân cách giữa với cấu hình sân trạm một bên

Hình 2- Trạm bố trí trên dải phân cách giữa với cấu hình sân trạm ở giữa

Hình 2- Trạm bố trí trên dải phân cách giữa với cấu hình sân trạm ở giữa có làn vượt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)