Xác định Cb (Năng suất xe)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78)

Việc xác định năng suất xe phụ thuộc một phần vào việc lựa chọn kích cỡ xe. Kích cỡ xe được chọn nên phù hợp với thực tế mỗi hệ thống chứ không nhất thiết phải cung

79

ứng các xe lớn để có

được tốc độ cao và năng

suất lớn. Kích cỡ và

thiết kế của xe là nhân tố

quyết định quan trọng, đặc biệt là về mặt bảo đảm sự tiện lợi và thoải mái cho hành khách.

Các loại xe buýt được lựa chọn như trong bảng 2-13:

Bảng 2- Các lựa chọn xe trục đường chính

Ưu điểm chính của các xe lớn là việc giảm chi phí vận hành, đặc biệt là chi phí lao động của tài xế trên mỗi hành khách. Tuy nhiên ở các trục đường có nhu cầu thấp hơn, thì các xe lớn này thường có tần suất hoạt động thấp hơn, vì vậy HK sẽ đợi lâu hơn. Trong thực tế, các xe một khớp nối 18.5m được sử dụng nhiều cho hệ thống BRT (hình 2-27).

Hình 2- Xe buýt khớp nối dài 18.5 mét trở thành tiêu chuẩn trong nhiều hệ thống BRT.

Thông thường, một chiếc xe có thể chở 10 HK trên mỗi mét chiều dài và không gian cho tài xế và máy móc thường được ước tính là 3 mét. Số lượng HK thật sự cho mối mét chiều dài một phần phụ thuộc vào văn hóa. Công thức 2.3 thể hiện mối quan hệ giữa kích cỡ xe và năng suất của xe.

Loại xe Chiều dài (mét) Sức chứa (khách/xe)

2 khớp nối 24 240-270

1 khớp nối 18.5 120-170

Chuẩn 12 60-80

Cb = 10 * (L – 3) 2. 3

Sự tính toán này sẽ khác một chút cho xe buýt 2 tầng vì không phải dành không gian cho tài xế và máy móc ở tầng 2, chỉ cần không gian cho cầu thang. Kích cỡ xe cũng ảnh hưởng đến thời gian tại điểm đỗ. Hầu hết các phương tiện đòi hỏi 10 giây để đóng, mở cửa và ra, vào trạm. Tuy nhiên, nếu xe lớn hơn, cần thêm vào 1/6 giây trên mỗi mét xe để xe vào và ra khỏi trạm. Vì vậy, thời gian tại điểm đỗ có thể được tính như sau.

Công thức 2. 4 Ảnh hưởng của chiều dài xe đối với thời gian tại điểm đỗ

Thời gian tại điểm đỗ (Td) (giây) = 10 (giây) (thời gian trung bình cho việc vào ra khỏi trạm) + 1/6 giây thêm cho mỗi mét thêm vào (L/6) (giây)

Td = 10 + (L/6) 2. 3

Thay Cb và Td vào công thức tính năng suất trục đường, thì kết quả là công thức 2.5. = + − + − Nsp *1440 Co (10 L / 6) * (1 Dir) (Ren*T1) 10 * (L 3) 2. 3

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy hoạch trạm dừng xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w