Trong nước

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 47 - 50)

b. Vụ mía xuân

1.2.2. Trong nước

- Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương cách đây 1000 năm. Nhưng trước cách mạng tháng 8 chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang với diện tích và năng suất thấp năng suất chỉ đạt 4,1 tạ/ha.

- Đến năm 1980 sản xuất đậu tương của Việt Nam bắt đầu có những bước tiến đáng kể năng suất đạt 5-6 tạ/ha. Năm 1990 năng suất đậu tương đạt 7-8 tạ/ha.

- Năm 2001 diện tích trồng đậu tương của nước ta là 12 vạn ha với năng suất 11-12 tạ/ha. - Năng suất đậu tương của Việt Nam rất thấp là do sâu bệnh phát triển mạnh, nhất là bệnh rỉ sắt, thiếu các giống cho năng suất cao, biện pháp kỹ thuật còn hạn chế.

- Sự phân bố sản xuất đậu tương ở Việt Nam:

+ Vùng các tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, phần lớn trồng các giống cũ, năng suất thấp trồng theo phương thức quảng canh là chủ yếu.

+ Các tỉnh Trung Du: Là vùng đậu tương chủ yếu của miền Bắc: Bắc Ninh, Bắc Giang Lúa xuân - Đậu tương hè sớm – Lúa mùa muộn.

Đây là vụ đậu tương tăng vụ có triển vọng.

+ Các tỉnh đồng bằng: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hải Dương trồng đậu tương đông: Lúa xuân – Lúa mùa - Đậu tương đông

+ Các tỉnh Đông Nam Bộ – Tây Nguyên: Trồng đậu tương trong mùa mưa (tháng 5– tháng 10).

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Là vùng sinh thái thích hợp cho đậu tương, năng suất rất cao đạt 20 tạ/ha.

- Định hướng phát triển đậu tương trong thời gian tới: Đẩy mạnh sản xuất đậu tương phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 1 triệu tấn đậu tương. Để làm được điều này cần:

+ Xây dựng chế độ luân canh trồng xen và thời vụ thích hợp cho mỗi vùng. + Chọn tạo giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng rộng. + Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh.

Chương 2. Cơ sở sinh vật học của cây đậu tương 2.1. Phân loại

Cây đậu tương thuộc họ đậu (Fabaceae), họ phụ cánh bướm, chủng đậu tương còn được gọi là Glycine và Sojamax.

Tên khoa học: Glycine. Max (L) Merill

Glycine.Max được xếp vào loài phụ Soja.

2.2. Đặc điểm thực vật học

2.2.1. Bộ rễ

- Rễ đậu tương là rễ cọc gồm một rễ chính ăn sâu và nhiều rễ bên. Rễ cái được phát sinh từ phôi của hạt, có thể ăn sâu 1,5m trong điều kiện tầng đất dày và khô ráo. Trong điều kiện bình thường chỉ ăn sâu đến 20-30cm. Rễ bên phân nhánh nhiều cấp tạo thành mạng lưới rễ dày đặc phân bố chủ yếu ở lớp đất 10-15cm và lan rộng ra 4 phía xung quanh từ 40-50cm.

- Bộ rễ phát triển mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào đặc tính giống, chất đất, kỹ thuật làm đất, lượng phân bón, loại phân bón, kỹ thuật bón...

- Trên rễ đậu tương có nhiều nốt sần. Sau khi mọc 10-15 ngày (có lá kép) nốt sần bắt đầu được hình thành. Nốt sần được hình thành do vi khuẩn cộng sinh cố định đạm Rhizobium Japonicum. Chính nhờ vi khuẩn này mà rễ đậu tương có khả năng cố định nitơ không khí để tạo NH3 cho cây dưới tác dụng của men nitrogenaza và ATP.

N2 + 8 H+ + 8 e - nitrogenase ATP

2 NH3 + H2

Vi khuẩn R. Japonicum xâm nhập vào bộ rễ đậu tương trước hết ở miền lông hút của rễ rồi xuyên qua lớp vỏ rễ, xâm nhập vào nhu mô vỏ rễ và sinh sản ở đó. Các tế bào rễ bị vi khuẩn xâm nhập đã phản ứng lại bằng cách phân chia mạnh mẽ để khu trú vi khuẩn tại một khu vực, nơi đó tạo thành những tế bào lớn gọi là nốt sần. Chính tại nốt sần rễ hình thành mối quan hệ cộng sinh giữa tế bào cây chủ và vi khuẩn. Nitơ không khí được khuyếch tán từ đất vào nốt sần. Tại đây N2 được khử thành NH3 nhờ sử dụng năng lượng lấy từ hô hấp các sản phẩm quang hợp chuyển từ lá vào nốt sần. NH3 từ nốt sần được vận chuyển lên lá thông qua mạch gỗ chủ yếu ở dạng asparagin. Tại lá asparagin được gắn với các axit hữu cơ sản sinh từ chu trình Krep thành các axit amin khác nhau được chuyển qua libe tới các bộ phận khác nhau đặc biệt là quả và hạt.

- Đặc điểm của vi khuẩn: + Hảo khí, ưa pH trung tính.

+ Chuyên tính rất cao, chỉ cộng sinh được với rễ đậu tương.

- Từ đặc điểm của bộ rễ cần có những biện pháp kỹ thuật nào tác động để nốt sần rễ cố định được nhiều N2 khí quyển?

+ Tạo môi trường thích hợp cho việc cố định N2: đất tơi xốp, thoáng khí, nhiệt độ thích hợp (25-280C), dinh dưỡng đầy đủ, ánh sáng tốt để quang hợp.

+ Vùng đất mới, đất cấy lúa... nghèo vi khuẩn cần xử lý nitragin để cung cấp sẵn cho đất những vi khuẩn có khả năng cố định N cao đã được chọn lọc.

+ Chọn giống có khả năng cố định nitơ mạnh.

2.2.2. Thân

- Thuộc loại thân thảo, có hình tròn. Thân non có màu tím hoặc màu hồng. Màu sắc thân non có tương quan chặt với màu sắc của hoa:

+ Thân xanh có hoa màu trắng + Thân tím có hoa màu tím

Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ thuần của giống.

- Trên thân có nhiều lóng đốt. Chiều cao cây, thân và số đốt biến động lớn tùy theo đặc tính di truyền, điều kiện chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. Nếu lóng càng ngắn, đốt càng nhiều thì năng suất càng cao.

- Trên thân có nhiều lông tơ để thoát hơi nước và chống bệnh.

- Có 2 loại hình: Sinh trưởng hữu hạn và sinh trưởng vô hạn.

2.2.3. Lá

- Có 3 loại lá:

+ Lá mầm: Ra đầu tiên, có khả năng quang hợp cho cây.

+ Lá ra tiếp: Lá đơn, mọc ở đốt thứ hai có khả năng quang hợp cho cây, đây là lá thật chưa hoàn chỉnh.

Lá mầm và lá đơn mọc đối nhau

+ Lá kép (lá thật): Lá kép có 3 lá chét có hình dạng khác nhau tùy theo từng giống: hình mác, hình ngọn giáo, hình trứng, hình trái xoan... Đây là chỉ tiêu để phân biệt giống.

- Đánh giá mức sinh trưởng của cây thông qua bộ lá (kích thước lá liên quan đến sự vận chuyển các chất về quả, hạt). Cây sinh trưởng mạnh thường biểu hiện lá trải rộng, xanh tươi:

+ Lá to vận chuyển tốt hơn lá nhỏ

+ Lá rộng bản cho năng suất cao vì tiếp nhận được nhiều ánh sáng.

- Mặt lá thường có nhiều lông trắng. Sự bố trí, sắp xếp góc độ của lá trên cây không kém phần quan trọng. Những giống có góc độ lá càng hẹp tức là các lá xếp thẳng với tia sáng của mặt trời có thể trồng với mật độ cao hơn nên sẽ cho năng suất cao.

- Lá nằm ở chùm hoa nào thường có tác dụng quan trọng với chùm hoa ấy trong việc phát triển thành quả. Nếu lá phía dưới bị vàng úa sớm do mật độ quá dày, kém chăm bón làm chùm quả bị rụng hoặc hạt lép.

2.2.4. Cành

- Sau khi trồng khoảng 20-30 ngày, đậu tương phân cành. Cành trên cây có thể mọc từ đốt thứ nhất đến đốt thứ 11,12. Thường cành cấp 1 được mọc từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 6.

- Cành càng nhiều số lượng quả càng cao: năng suất chiếm 40-50% số quả/cây. - Chọn cây có góc độ phân cành vừa phải 45-600 để bố trí mật độ phù hợp.

- Phân cành là phương thức điều chỉnh của đậu tương trong trường hợp thiếu cây hoặc bị mất ngọn do sâu hại.

- Các cành cùng với thân chính tạo nên tán cây. Có nhiều loại tán khác nhau như: chụm, nửa chụm, xoè quạt v.v... Dạng tán ảnh hưởng nhiều đến việc huy động dinh dưỡng và mật độ gieo trồng. Các giống có tán hẹp, chụm là những giống có khả năng trồng dày.

2.2.5. Hoa

- Thường ra vào buổi sáng, thường mọc thành từng chùm ở nách lá có từ 1-10 hoa/chùm. - Hoa có 2 màu:

+ Màu tím do gen trội qui định. + Màu trắng do gen lặn qui định.

Trong công tác lai tạo giống chọn hoa trắng làm mẹ, giống hoa tím làm bố. Nếu con lai có hoa màu tím thì phép lai thành công.

Màu sắc hoa là chỉ tiêu để chọn giống và phân biệt giống: Ví dụ: Giống có hoa màu tím: AK03, DT84, D140... Giống có hoa màu trắng: V74, DH4, Việt Xô 92, AK06...

- Cấu tạo hoa: 5 đài, 5 cánh, có 10 nhị đực trong đó một bị thoái hóa, bầu thượng. Là hoa tự thụ phấn.

- Thời kỳ ra hoa sớm hay muộn tuỳ thuộc vào giống chín sớm hay muộn và thời vụ gieo trồng. Ví dụ: giống chín sớm ở vụ hè chỉ trên dưới 30 ngày sau khi gieo đã ra hoa, với các giống chín muộn sau 40-45 ngày.

- Thời gian ra hoa dài hay ngắn cũng tuỳ thuộc đặc tính của giống và thời vụ gieo. Ví dụ: cùng một giống (cúc Hà Bắc) gieo vụ xuân thời gian ra hoa là 10-15 ngày, vụ hè 7-12 ngày.

2.2.6. Quả

- Thuộc loại quả giáp, mỗi quả có từ 1-4 hạt, thường 2-3 hạt. Lúc chín quả nẻ làm hạt rơi xuống đất.

- Số quả trên cây biến động lớn từ 10-500 quả tùy theo đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc.

- Khi chín quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng tươi hoặc màu vàng xám, cuối cùng quả có màu nâu đen. Màu sắc quả cũng là chỉ tiêu để phân biệt giống.

- Chiều cao đóng quả: Là chỉ tiêu được tính từ cổ rễ đến chùm quả đầu tiên. Đây cũng là cơ sở để chọn tạo giống. Nếu chiều cao đóng quả từ 10-11cm thuận lợi cho việc cơ giới hóa.

2.2.7. Hạt

- Có nhiều màu sắc: Vàng: DT74, VH4, Việt Xô...Xanh: Cọc chùm...Đen: Đen Hà Bắc - Hạt có hình dạng rất khác nhau: tròn bầu dục, tròn dài, tròn dẹt.

- Trên hạt có rốn hạt, có màu trắng, nâu nhạt, nâu đậm hoặc màu đen. Đây là chỉ tiêu để chọn và phân biệt giống.

- Hạt có thể là hạt nhăn, hạt trơn, hạt có thể bị nứt vỏ. Hạt bị nứt vỏ sẽ mất giá trị thương phẩm và việc bảo quản rất khó khăn vì dễ bị biến chất và dễ mất sức nảy mầm.

- Hạt gồm có vỏ hạt, 2 lá mầm, trụ dưới của lá mầm và chồi mầm.

- Hạt có nhiều dầu và đạm do đó khi hạt chín cần thu hoạch kịp thời, không nên để lâu ngoài đồng ruộng nhất là những lúc thời tiết ẩm ướt và cũng cần chú ý trong quá trình bảo quản.

- ở nước ta P1000 hạt từ 80-220g tùy giống và mùa vụ.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w