Giống mía và chuẩn bị hom trồng

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 34 - 35)

b. Chín sinh lý (chín sinh vật học)

3.2.Giống mía và chuẩn bị hom trồng

3.2.1. Giống mía

Giống mía giữ một vai trò trọng yếu, là biện pháp hàng đầu trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và phẩm chất mía. Xác định được những giống mía tốt thích hợp với từng vùng, từng loại đất, từng thời vụ, từng giai đoạn phát triển sản xuất... có ý nghĩa khoa học và kinh tế lớn lao. Ngoài mục tiêu năng suất cao, chất lượng tốt, giống là biện pháp duy nhất để chống lại một số loại sâu bệnh nguy hiểm như bệnh than, bệnh Fiji, bệnh hoa lá...

Các giống mía được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm mía ăn: Gồm tất cả các giống mía địa phương. Ví dụ: Mía thuốc, mía xương gà, mía bầu, mía sơn diệu...

Đặc điểm: Bã mềm, tỉ lệ đường không cao, vị ngọt mát. Chín không tập trung. Trồng với mục đích ăn tươi, không có ý nghĩa đối với công nghiệp ép đường.

+ Nhóm mía ép: Là những giống mía trồng làm nguyên liệu ép cho nhà máy đường. Đặc điểm: Chín tập trung, thu hoạch 1 lần. Tỷ lệ đường cao, năng suất cao. Có tỉ lệ xơ, bã thích hợp trên 10%. Nếu tỉ lệ xơ dưới 10% khi ép thường bị nát bã, gây kẹt trục.

Khi xây dựng một bộ giống mía tối ưu cho một vùng nào đó trước hết phải có đủ cơ cấu của 3 nhóm mía chính: Nhóm chín sớm, nhóm chín trung bình, nhóm chín muộn để rải vụ trồng trọt và kéo dài thời vụ chế biến nhằm tận dụng tối đa sức lao động và các thiết bị hiện có trong vùng.Trong cả nhóm cần phải có vài ba giống để bổ sung ưu điểm cho nhau và khắc phục nhược điểm cho nhau. Trong thực tiễn khó có một giống mía tốt nào có thể đáp ứng được mọi yêu cầu đặt ra của sản xuất. Do đó phải lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét, lựa chọn. Trong đó năng suất mía cây và hàm lượng đường được quan tâm trước hết.

Ngoài ra cần phải biết được yếu tố nào là yếu tố hạn chế của từng vùng. Những khó khăn khách quan nào mà khó khắc phục bằng biện pháp kỹ thuật thì phải dùng biện pháp giống.

Một số giống mía: + ROC1 (Tân Đài đường 1)

Là giống được tạo ra từ tổ hợp lai F146 và CP58-48 có nguồn gốc ở Đài Loan, Trung Quốc. Đây là giống chín sớm đưa vào cơ cấu cây trồng để thu nhập vào đầu vụ ép.

Đặc điểm:

Thân có màu xanh vàng, nhiều sáp, mọc thẳng. Sinh trưởng, phát triển khỏe, cho năng suất cao 70-80 tấn/ha. Sinh trưởng, phát triển được trong điều kiện đất xấu.

Chưa thấy nhiễm bệnh than, sức đề kháng với các bệnh hại lá thuộc loại khá, thích ứng rộng.

Chất lượng đường cao, hàm lượng đường saccaroza (đường kết tinh) trong thân từ 14,7- 15%. Tuy nhiên giống này thường ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn.

Thích hợp với các chân đất tốt, đủ ẩm, trình độ thâm canh cao. + ROC10 (Tân Đài đường10)

Là giống lai do Đài Loan lai tạo, là giống chín trung bình

Thân có màu xanh mốc hoặc màu vàng mốc, lóng hình trụ, không có rãnh mầm Sinh trưởng khỏe, tiềm năng năng suất cao 80-100 tấn/ha

Có khả năng chịu được đất chua, trồng phổ biến ở nước ta + My55 - 14

Là giống có nguồn gốc ở Cu Ba, đại diện cho nhóm chín muộn. Giống này được nhập nội vào Việt Nam năm 1974 và đưa ra sản xuất năm 1986. Hiện nay được trồng rất nhiều ở Thanh Hóa.

Thuộc nhóm to cây, mọc thẳng. Thân lúc còn non có màu tím nhạt, lúc già hoặc nơi dãi nắng có màu tím thẫm. Lóng hình trụ hoặc hình chóp cụt.

Mầm hình lưỡi mác, to và lồi, chân mầm sát vết lá, đỉnh mầm vượt quá đai sinh trưởng, cánh mầm rõ, không có rãnh mầm.

Phiến lá to, mọc hơi tỏa, có 2 tai lá. Nảy mầm khỏe, đẻ nhánh sớm, gọn và tập trung, tái sinh trung bình.

Chịu hạn khá, phù hợp với đất đồi, năng suất cao tuy nhiên thời gian giữ đường ngắn, nhiễm rệp nặng, dễ gãy đọt khi có gió bão.

Do có một số nhược điểm trên, giống này cũng cần thay thế bằng giống có chất lượng đường cao, chỉ cần giữ lại ở chân đất xấu hoặc cao hạn

+ F156

+ Quế đường 11 + Việt đường 63 - 237

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 34 - 35)