Kỹ thuật bón phân

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 59 - 60)

b. Vụ mía xuân

3.6.Kỹ thuật bón phân

Quy trình bón phân cho cây đậu tương trên 1ha:

5-8 tấn phân chuồng 300 kg supelân 50-100 kg urê 100 kg KCl

Cách bón giống cây lạc, riêng N bón thúc vào thời kì cây đạt 2-3 lá, các loại kia bón lót Đối với đất chua bón thêm vôi bột với lượng 300-500 kg vôi bột/ha.

Có thể bón thêm phân vi lượng:Mo, Bo, Cu, Zn…Phun từ 1-2 lần vào thời kì đậu tương ra hoa. Ngoài ra bón phân vi khuẩn đối với vùng đất chưa trồng đậu tương bao giờ, nghèo vi khuẩn.

3.7. Chăm sóc

3.7.1. Xới vun

- Lần 1: Xới vun vào thời kì 2-3 lá, làm tơi xốp đất, cung cấp oxi cho vi khuẩn hoạt động, diệt trừ cỏ dại, kết hợp vun nhẹ chống đổ cho cây.

- Lần 2: Trước khi đậu tương ra hoa: Sau lần 1 khoảng 15-20 ngày. Xới nặng tay, sâu 5- 6cm, kết hợp vun cao. Sau khi ra hoa không nên xới vun nữa làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

3.7.2. Tưới nước

- Căn cứ vào nhu cầu nước của cây đậu tương qua từng thời kì. Thời kì cần nhiều nước là thời kì ra hoa, làm quả chiếm 2/3 tổng lượng nước cây cần, trong đó thời kì khủng hoảng nước là thời kì quả mẩy.

- Căn cứ vào từng thời vụ:

+ Vụ xuân thường khô hạn vào thời kì đầu.

+ Vụ đông thường khô hạn vào thời kì ra hoa cho đến làm quả.

+ Vụ hè nằm trong mùa mưa, tưới nước ít đặt ra mà tiêu nước là chủ yếu.

3.7.3. Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu: Sâu xám, sâu ăn lá ( sâu xanh, sâu khoang, con ban miêu, sâu cuốn lá), giòi đục thân, bọ xít, rệp…Phòng trừ bằng biện pháp canh tác, bắt sâu, xử lý đất bằng Basuzin, Padan 1%, Ofatox 0,1%..

- Bệnh: Nguy hại nhất là bệnh rỉ sắt. Phòng trừ bằng cách chọn giống sạch bệnh, luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, đốt các tàn dư cũ, phun thuốc Boocđô 1-3%.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 59 - 60)