Bón phân cho vườn ươm

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 73 - 77)

Với các vườn ươm đã bón lót đầy đủ các loại phân chuồng P, K chỉ cần bón thúc 1 lần N, P, K khi cây có 3-4 lá thật là đủ. Với các vườn ươm thiếu phân bón lót có thể tiến hành bón thúc nhiều lần.

+ Lần 1: sau khi làm cỏ đợt 1 bón 100g Urêa + 100 g Kali sunphat cho 10m2 mặt luống. + Lần 2: sau khi làm cỏ đợt 2 bón 200g Urea cho 10 m2 mặt luống.

+ Lần 3: khi cây có 5 lá thật bón 250g Urea/10m2.

Cách bón hoà phân vào thùng nước 15 lít dùng ô doa tưới đều trên mặt luống. Sau khi tưới phân xong dùng nước lã tưới rửa đều mặt lá. Vì lá thuốc lá con dễ bị chết ở nồng độ phân cao, lượng nước tưới rửa lá gấp 3 lần lượng dùng dịch phân bón. Sau khi bón thúc xong trên mặt luống có những vệt bị vàng cần tưới bổ sung phân đạm với nồng độ 1%,1 lít/m2, ngày tưới 1 lần cho tới lúc cây hồi xanh.

Chú ý: Không bón thúc vào lúc trời rét và khi có độ ẩm mặt luống cao.

e. Phòng trừ sâu bệnh

Cây thuốc lá trong vườn ươm bị rất nhiều loại sâu bệnh phá hoại vì vậy cần có biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phòng trừ các loại sâu bệnh này kết hợp các biện pháp canh tác, hoá học để diệt sâu.

Các loại sâu gồm có dế dũi, kiến, rệp, sâu xanh, sâu xám, dùng thuốc hoá học. Các loại bệnh, thối cổ rễ, thối đen gốc, héo vi khuẩn, đốm vi khuẩn dùng các loại thuốc boocdo 1%, Bayleton, Topxim M phun cho cây con, chọn đất không có nguồn bệnh ...

Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

- Thời gian sinh trưởng: Vụ đông sớm thời gian sinh trưởng là 35-40 ngày. Vụ đông xuân muộn thời gian sinh trưởng là 50-65 ngày.

- Trên cây có 6-8 lá, lá 3-4 to nhất dài 10-12cm. Thân chính cao 2-3cm thân mập rễ phát triển tốt, rễ cái ngắn, rễ con nhiều. Chiều cao cả cây 10-12cm không bị sâu bệnh, dị hình.

3.2. Kỹ thuật trồng thuốc lá ở ruộng sản xuất

3.2.1. Chọn đất và làm đất* Chọn đất: * Chọn đất:

Đất thích hợp để trồng các loại thuốc lá sợi vàng là các loại đất tương đối nghèo dinh dưỡng như đất cát pha đất bạc màu, đất cát ven biển, đất thoát nước tốt. Cụ thể hàm lượng mùn < 2%, mực nước ngầm sâu dưới 1m. pH thích hợp 5,5-6,5 (khả năng thích ứng 4,5-8).

Ở Việt Nam đất trồng thuốc lá sợi vàng thích hợp là các loại đất bạc màu ở Trung du, đất khai phá lâu đời ở miền núi và đất cát ven biển miền trung, các loại đất này cho chất lượng lá thuốc cao. Thuốc lá có chất lượng cao do yếu tố đất quyết định một phần lớn, ở nước ta thuốc lá Cao Bằng, Lạng Sơn có hương thơm cao, chất lượng lá tốt hơn các vùng khác.

- Chọn chế độ luân canh cho đất trồng thuốc lá.

Đất trồng thuốc lá cần luân canh triệt để nhằm thay đổi chế độ dinh dưỡng cho đất, phòng trừ các loại sâu bệnh. Nguyên tắc chọn chế độ luân canh cho thuốc lá:

+ Khảo sát kỹ đặc tính nông hoá của đất trước khi trồng thuốc lá. Thứ tự cây luân canh được xác định phụ thuộc vào thời vụ trồng, địa hình, thổ nhưỡng, sự chuyên môn hoá và khả năng tổ chức sản xuất của từng nơi.

+ Chọn cây trồng luân canh không phải là những cây có cùng các loài sâu bệnh hại với thuốc lá. Cây không làm kiệt dinh dưỡng đất, thời gian sinh trưởng phải phù hợp.

+ Luân canh các cây trồng phải đảm bảo việc phân bổ lao động hợp lý. + Đổi đất trồng thuốc lá thường xuyên để sản xuất thuốc lá có hiệu quả cao. Ở Miền Bắc nước ta công thức luân canh thường áp dụng là:

- Thuốc lá xuân - Đậu tương hè - Lúa mùa chính vụ - Lúa mùa sớm - Thuốc lá đông - Thuốc lá chồi.

- Lúa xuân - Đậu tương hè - Thuốc lá thu. Miền Nam áp dụng công thức: - Lúa mùa - Thuốc lá.

- Hoa màu hè thu - Thuốc lá.

- Thuốc lá hè thu - Rau màu thu đông. - Ngô hoặc Đậu tương - Trồng gối thuốc lá.

Cây thuốc lá có thể trồng lại trên đất cũ sau khi luân canh với cây lúa nước, còn với các cây trồng cạn khác nên cách ly 2-3 năm mới trồng lại thuốc lá.

* Làm đất

Đất trồng thuốc lá cần đuợc làm ải và cày bừa nhiều lần, đất cày càng sâu càng tốt, yêu cầu đất nhỏ 80% hạt đất có đường kính dưới 2cm, ruộng bằng phẳng, sạch cỏ kể cả cỏ bờ.

Lên luống rộng 80cm, cao 20-25cm, rãnh luống rộng 40cm, san bằng mặt luống, vét rãnh. Cuốc hốc sâu 10cm, rộng 10-15cm. Đất bãi hoặc sườn đồi thoát nước tốt không cần lên luống mà chỉ cần rạch hàng trồng thuốc lá sẽ tiết kiệm đất và công lao động.

* Bón lót

Thuốc lá cần được bón lót đầy đủ các loại phân hữu cơ chất lượng tốt để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây sau khi trồng ra ruộng sản xuất.

Bón lót 10-15 tấn phân chuồng/ha + 450 kg Superlân + 100 kg Kali Sunphát, đất chua bón thêm vôi 300-500kg/ha. Các loại phân này trộn đều và bón theo hàng hoặc hốc, đảo đều phân với đất, phủ 1 lớp đất lên mặt trước khi trồng cây con, tránh cho rễ tiếp xúc trực tiếp với phân bón. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Kỹ thuật trồng* Mật độ trồng * Mật độ trồng

Đặc điểm của thuốc lá sợi vàng là lá nhỏ, vị thơm ngon dễ cháy với đầy đủ các đặc tính tốt. Muốn sản xuất thuốc lá thơm có phẩm chất như ý muốn thì điều cơ bản là lá phải nhỏ. Vì vậy thuốc cần trồng dày với mật độ hợp lý. Phần lớn các nước trồng thuốc lá với mật độ cây trung bình từ 100.000- 200.000 cây/ha khoảng cách 45x15cm. Thông thường 145.000c/ha.

Ở Liên xô với giống thuốc lá lá nhỏ khoảng cách 50 x 12cm (150.000 đến 200.000c/ha. Giống trung bình 60x20-24cm, 80.000-90 000c/ha, giống lá lớn 60 x 35cm, 42-45.000c/ha.

Nguyên tắc xác định mật độ trồng thuốc lá thích hợp là:

- Căn cứ vào giống: Giống sinh trưởng dài ngày, lá to phải trồng thưa. Giống sinh trưởng ngắn ngày, lá nhỏ, phải trồng dày .

- Thời vụ cây sinh trưởng thuận lợi trồng dày hơn thời vụ cây sinh trưởng không thuận lợi.

- Đất đai: Đất tốt trồng dày, đất xấu trồng thưa.

- Điều kiện chăm sóc, chăm sóc thủ công phải trồng dày, chăm sóc cơ giới phải trồng thưa.

Trong điều kiện nước ta các thí nghiệm về mật độ trồng thuốc lá ở trại nghiên cứu thuốc lá Ba Vì cho kết quả sau:

Mật độ trồng thuốc lá tại trại Thuốc lá Tản Lĩnh - Ba Vì

TT Khoảng cách Vụ đông Vụ xuân Năng suất tạ/ha Tỉ lệ lá loại 1,2,3 (%) Năng suất tạ/ha Tỉ lệ lá loại 1,2,3 (%) 1 70 x 30cm 12, 97 1,80 16,00 6,80 2 70 x 40cm 12, 79 3,70 14,38 6,70

3 70 x 50cm 11,43 3,00 13,02 9,30 4 80 x 30cm 8, 67 2,00 13,39 4,30 5 80 x 40cm 8, 89 4,30 13,76 0,40 6 80 x 50cm 10,57 1,90 12,73 3,60 7 100 x 30cm 8,25 2,10 11,82 6,60 8 100x40cm 6, 63 - 10,92 5,10 9 100 x 50cm 7,21 - 11,39 5, 40

Ở nước ta quy định mật độ trồng thích hợp 80x40cm hay 80x30cm để đạt 31.000-35.000 cây/ha.

* Kỹ thuật trồng

Thuốc lá cần được trồng vào các ngày râm mát, lúc sáng sớm hay chiều mát, nhổ cây đến đâu trồng ngay tới đó.

Kỹ thuật trồng, dùng que tre dài 25-30cm rộng 3cm vót nhọn 1 đầu, dùng que chọc 1 lỗ sâu, lắc qua lắc lại cho lỗ rộng. Túm toàn bộ đầu rễ của cây đưa xuống lỗ. Sau rút dần cây lên để cho rễ cây thẳng, dùng que cắm chéo sâu bên cạnh gốc phía ngoài, ép dần đất vào sát gốc để giữ chặt cây.

Kiểm tra xem cây thuốc trồng có chặt hay không người ta dùng ngón tay kẹp chặt đầu lá cao nhất, nếu nhổ lên đứt lá là cây đã chặt, nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất được, phải trồng lại.

Sau khi trồng xong tiến hành tưới nước 1/4 lít nước cho 1 gốc.

Chú ý sau khi trồng cứ trồng 10 cây, ta dặm thêm 1 cây bên cạnh để trồng dặm các cây chết sau này.

Trồng cây bằng tay, bới hố sâu 5-6cm đặt cây vào giữa hố sau nén chặt đất quanh gốc.

3.2.3. Quản lý chăm sóc ruộng thuốc lá sau khi trồng* Dặm cây * Dặm cây

Sau khi trồng xong từ 3 - 4 ngày, có 1 số cây do kỹ thuật trồng không bảo đảm có thể bị chết. Nguyên nhân do giống xấu, hoặc thời tiết bất thuận có thể bị chết héo cần tiến hành trồng dặm kịp thời. Sau 3 - 4 ngày đánh cây ở vườn ươm đem dặm. Sau 7 - 10 ngày dùng cây dự trữ trên luống để dặm, khi cây đã bén rễ không nên trồng dặm tiếp.

* Tưới nước

Sau khi trồng tiến hành tưới nước liên tục 2-3 lần để cho cây bén rễ nhanh. Khi cây đã bén rễ thời gian này cần nước ít, vì vậy không cần tưới thêm. Khi xới vun lần 1 tưới bổ sung nước cho ruộng (150 m3/ha, tưới lần hai kết hợp xới vun lần 2 (tưới rãnh, phun mưa) với lượng 150-200m3/ha. Sau khi vun lần 2 từ 7-10 ngày tưới 1 lần cho nước ngập 1/2-1/3 rãnh luống là vừa, lượng nước tối đa 300-400m3/ha. Khi cây thuốc ra hoa thì tưới lượng nước giảm dần. Nếu trời có mưa tuỳ theo điều kiện độ ẩm đất cụ thể mà quyết định số lần, thời gian và lượng nước tưới thích hợp.

* Làm cỏ, vun xới

Sau 7-10 ngày trồng, cây đã bén rễ cần tiến hành xới phá váng để đất xung quanh tơi xốp, tạo điều kiện cho cây ra nhiều rễ, độ sâu xới 10-15cm, không làm bật cây hoặc lấp đất to vào gốc cây.

- Vun luống lần 1, đối với vụ Đông Xuân sớm và Đông Xuân muộn tiến hành vào 15-20 ngày sau khi trồng kết hợp với bón thúc lần 1. Đối với vụ Đông Xuân chính vụ tiến hành vun lần 1 vào 20-25 ngày sau khi trồng. Dùng cuốc xới cách gốc 15-20cm kéo đất vào gốc cây thuốc khi vun phải vun sát gốc trước để kéo đất làm dựng lá cây quanh gốc sau mới kéo đất ở ngoài vào.

- Vun lần 2, được tiến hành sau lần 1 10-15 ngày, kết hợp bón thúc đợt 2 (Đông Xuân chính vụ sau lần 1 15 - 20 ngày) tiến hành vun cao 15-20cm.

Vun gốc kịp thời góp phần làm tăng năng suất 10-12%.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 73 - 77)