Rễ thuốc lá

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 62 - 64)

b. Vụ mía xuân

2.2.1.Rễ thuốc lá

- Đặc điểm chung:

Rễ thuốc lá thuộc loại rễ thẳng ăn sâu gồm có các loại sau:

+ Rễ cái, là loại rễ phát sinh từ rễ mầm của hạt có thể ăn sâu vào đất 1,5-2m, từ rễ cái phân ra các rễ nhánh, rễ bên. Đa số cây thuốc lá khi nhổ từ vườn ươm đem trồng ra ruộng sản xuất các rễ cái bị đứt, vì vậy ở cây thuốc lá lớn không có rễ cái.

+ Rễ nhánh phát sinh từ rễ cái thường có độ xiên 30-400, trên rễ nhánh có các rễ hấp thu. Rễ nhánh phân bố tập trung ở tầng đất mặt sâu 0-30cm. Đặc điểm của rễ nhánh là loại rễ có khả năng sinh trưởng mạnh, tái sinh mạnh. Rễ nhánh ưa đất thoáng khí, thành phần cơ giới nhẹ, sợ úng và bí nước. Rễ nhánh là thành phần chính trong bộ rễ của cây thuốc lá. Có vài trò hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Chống đổ cho cây.

+ Rễ bất định thường nằm ở phần thân sát mặt đất, trong điều kiện thuận lợi (đủ ẩm, vun cao) rễ này phát triển thành rễ nhánh, tăng cường khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.

- Vai trò của bộ rễ cây thuốc lá.

+ Làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây . + Chống đổ cho cây.

+ Rễ thuốc lá là cơ quan tổng hợp Nicotin một hợp chất hoá học quan trọng quyết định đến chất lượng của lá thuốc. Nicotin được tổng hợp tại rễ sau được vận chuyển lên và tích luỹ ở lá cây. Do vậy việc tạo điều kiện cho bộ rễ của cây thuốc lá sinh trưởng mạnh hay yếu có liên quan chặt chẽ với chất lượng của lá thuốc.

- Thân thuốc lá có hai dạng là dạng thân bò và dạng thân đứng, những cây thuốc lá có dạng thân bò không sử dụng, nên trong sản xuất chỉ có loại thân đứng. Thân thuốc lá là loại thân đơn trục mọc thẳng cao 1-3m phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc.

- Trên thân có nhiều lóng và ngăn cách bởi các đốt, mỗi đốt mang một lá và một chồi nách (có một chồi chính, hay nhiều chồi phụ) khi còn chồi đỉnh các chồi này không phát triển, khi thân bị gẫy hay chồi chính ngừng sinh trưởng thì các chồi này mới phát sinh phát triển. Đường kính thân đạt 2-4cm có quan hệ đến giống và kỹ thuật trồng, đồng thời thể hiện khả năng sinh trưởng của cây.

- Trên thân có một lớp lông dính bao phủ, mật độ lông thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, cây càng già mật độ lông trên thân càng giảm.

2.2.3.. Lá thuốc lá

- Đặc điểm chung của lá thuốc

+ Lá thuốc lá mọc từ các đốt của thân theo một đường vòng xoắn từ dưới lên trên và phân bố đều ra bốn hướng của cây. Lá thuốc sắp xếp theo công thức diệp tự thường gặp là 1/3,2/5,3/5,5/13 ...

+ Hình dạng, kích thước lá thuốc thay đổi phụ thuộc vào giống điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, các lá thuốc lá ở giữa to hơn các lá gốc và lá ngọn. Lá thuốc có hình dạng ô van, elíp, trứng ngược, thuôn bầu, thuôn dài ...

+ Số lá trên cây thay đổi theo giống. Giống nhiều lá đạt 100 lá/cây (Đa diệp yên), trung bình các giống trồng ở nước ta có từ 20 - 35 lá.

+ Bề mặt lá thuốc khi non có lớp lông tơ màu trắng, dày và dính bao phủ. Khi già lớp lông tơ thưa dần, ít dính và bị rụng đi.

- Phân loại lá.

Các loại lá trên cây thuốc lá theo vị trí lá, kích thước lá, kết cấu lá, tỷ lệ lá và chất lượng nguyên liệu, được chia làm 5 loại:

+ Lá gốc chiếm 10% số lá trên cây, phẩm cấp loại 5. Lá mỏng, hàm lượng Nicotin thấp, Celluloz cao, khi hút thuốc nóng, nhẹ.

+ Lá nách dưới chiếm 15% số lá trên cây, phẩm chất loại 3. Lá nhỏ, mỏng, hàm lượng Nicotin thấp, đường ít.

+ Lá trung châu (lá giữa) chiếm 40% số lá trên cây. Lá có chất lượng tốt, loại 1. Lá to, dày hàm lượng đường cao, Nicotin vừa phải thuốc thơm, cháy tốt.

+ Lá nách trên chiếm 25% số lá trên cây, phẩm cấp loại 2. Lá nhỏ hơn lá giữa hàm lượng đạm cao, Nicôtin tương đối cao, đường thấp thuốc sấy khó vàng.

+ Lá ngọn, chiếm 10% số lá trên cây. Lá nhỏ, dày lượng đạm và Nicotin trong lá cao, hút nặng, phẩm cấp loại 4.

- Đặc điểm sinh trưởng của lá thuốc trên cây.

Lá thuốc do các mầm sinh trưởng phân hoá tạo thành theo thứ tự từ dưới lên trên, cho đến khi mầm chuyển sang phân hoá mầm hoa sẽ kết thúc giai đoạn phân hoá lá.

Thời gian phân hoá 1 lá thuốc dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc. Các giống có thời gian sinh trưởng dài, giống có số lá ít, thời gian phân hoá lá dài. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, số lá nhiều thời gian phân hoá lá ngắn.

Ví dụ: Giống Đa diệp yên, Nho quan 1, thời gian phân hoá 1 lá từ 1,5-2 ngày, giống Ba vì, Cao bằng, Trung hoa Bài, các giống K326, C176 thời gian phân hoá lá 3-5 ngày/1 lá.

Gần đến ngày ra hoa tốc độ phân hoá và thời gian xuất hiện lá nhanh. Trước khi ra hoa 5- 7 ngày trên đỉnh của thân chính có thể xuất hiện cùng 1 lúc 3-5 lá nhỏ báo hiệu kết thúc thời kỳ

ra lá. Khi kết thúc giai đoạn ra lá, đỉnh sinh trưởng chuyển sang phân hoá nụ hoa. Sau thời kỳ phân hoá, lá thuốc chuyển sang thời kỳ sinh trưởng của lá (30-45 ngày).

- Quá trình sinh trưởng của lá có thể chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 từ lúc lá được phân hoá đến khi diện tích lá đạt 1/4 diện tích tối đa. Giai đoạn này là giai đoạn phân hoá các tế bào lá, diện tích lá tăng chậm nhưng nó sẽ quyết định đến kết cấu của lá và diện tích lá sau này.

+ Giai đoạn 2 tiếp theo giai đoạn 1 đến khi lá đạt diện tích tối đa. Đây là giai đoạn sinh trưởng mạnh của lá, diện tích lá tăng nhanh do các tế bào được phân hoá ở giai đoạn trước tăng nhanh thể tích. Giai đoạn này quyết định diện tích của lá thuốc.

+ Giai đoạn 3 từ khi lá đạt diện tích tối đa đến lá chín. Giai đoạn này diện tích lá tăng rất chậm các lá tiến hành tổng hợp và tích luỹ các hợp chất hữu cơ do vậy quyết định đến trọng lượng và chất lượng của lá thuốc.

Trên bản thân một phiến lá, các bộ phận khác nhau cũng được phát sinh khác nhau dẫn đến chín khác nhau. Các phiến lá xa gân chính, xa cuống lá được phân hoá sớm (ổn định sinh trưởng sớm) sẽ chín sớm, các phần gần gân chính và cuống lá phân hoá muộn sẽ chín muộn.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 62 - 64)