Yêu cầu sinh thái của cây mía

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 31 - 33)

b. Chín sinh lý (chín sinh vật học)

2.4.Yêu cầu sinh thái của cây mía

2.4.1. Nhiệt độ

Mía là cây có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên cần nóng ấm và sợ giá rét. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây mía thuận lợi là 25-340C, tổng tích ôn khoảng 70000C. Nhiệt độ lớn hơn 350C mía bắt đầu sinh trưởng chậm lại, trên 380C mía đình chỉ sinh trưởng. Nhiệt độ dưới 150C mía đình chỉ sinh trưởng, từ 16-200C mía sinh trưởng rất chậm.

Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây:

+ Thời kỳ mọc mầm: Nhiệt độ tối thích cho thời kỳ này từ 26-300C, từ 160C trở lên mía bắt đầu có thể ra rễ và nảy mầm, nhiệt độ < 120C thì không trồng.

+ Thời kỳ cây con: Nhiệt độ thấp làm cho cây con sinh trưởng chậm

+ Thời kỳ đẻ nhánh: Nhiệt độ thấp làm giảm tỉ lệ đẻ nhánh, dưới 200C mía hầu như không đẻ nhánh, đến 210C mía bắt đầu đẻ nhánh, từ 26-330C mía đẻ nhánh nhanh và nhiều.

+ Thời kỳ vươn cao: Đây là thời kỳ mía đòi hỏi nhiệt độ cao nhất và cũng là thời kỳ quan trọng nhất đối với năng suất cuối cùng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ này là 25-340C, nhiệt độ thấp mía sẽ vươn cao chậm, cây chùn lại, lóng ngắn, nhỏ. Nhiệt độ 36-380C làm cây hô hấp mạnh, tích lũy đường ít.

+ Thời kỳ chín: Cây cần nhiệt độ thấp hơn, biên độ giữa ngày và đêm càng cao càng tốt, nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ chín công nghiệp là 15-250C. Nhiệt độ 210C được coi là cần thiết cho sự hình thành mầm hoa. Nhiệt độ < 18,50C kéo dài quá 10 ngày mía sẽ ngừng hoàn toàn sự hình thành mầm hoa

Do đó nên căn cứ vào nhiệt độ để bố trí thời vụ sao cho thời kỳ nảy mầm rơi vào cuối mùa rét, thời kỳ chín rơi vào các tháng nhiệt độ thấp và biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao, đặc biệt thời kỳ vươn lóng nằm gọn vào các tháng có nhiệt độ cao.

2.4.2. Ánh sáng

Mía thuộc loại cây C4, hiệu quả sử dụng quang năng lớn hơn cây C3

Đối với cây mía cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng toàn diện đến sự tăng trưởng của các bộ phận và các thời kỳ sinh trưởng của nó.

Là cây cần cường độ ánh sáng cao để quang hợp: Điểm bão hòa quang hợp là 10000 lux. Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ mía sẽ đẻ sớm, đẻ nhiều, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao. Ngược lại, thiếu ánh sáng mía sẽ đẻ ít, tỉ lệ nhánh chết nhiều thậm chí không đẻ nhánh được.

Trong thực tế nếu trồng riêng lẻ, do thừa thãi ánh sáng nó có thể đẻ 20-30 nhánh còn khi trồng quá dày, thiếu ánh sáng mỗi cây mẹ chỉ đẻ một vài nhánh hoặc không đẻ.

Sang thời kỳ vươn cao, nếu được chiếu sáng đầy đủ mỗi tháng mía có thể vươn cao 60- 80cm (tất nhiên là các yếu tố khác cũng phải đầy đủ). Trong thời kỳ này ở ruộng mía cây cao sẽ che ánh sáng của các cây thấp làm cho các cây thấp bị đào thải.

Ở nơi đầy đủ ánh sáng, sinh khối cá thể gấp 3-4 lần nơi thiếu ánh sáng. Các bộ phận khí sinh và địa sinh (bộ rễ) bị ảnh hưởng rõ rệt, thiếu ánh sáng bộ rễ phát triển yếu, khả năng hấp thu và lợi dụng các chất dinh dưỡng bị giảm sút. Do đó trong sản xuất cần bố trí thời vụ thích hợp để mía có thể vươn cao từ tháng 4 -10, tháng 11.

Mía cần ánh sáng ngày dài để sinh trưởng phát triển, trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn một số giống có thể ra hoa. Ví dụ ROC 1 trồng ở Tây Nguyên ra hoa nhiều.

Cây mía 5-6 tháng tuổi có khả năng quang hợp mạnh nhất.

2.4.3. Nước

Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại rất sợ bị úng. Trong thân mía nước chiếm tỉ lệ 70%, do đó nước có tác dụng rất lớn trong tất cả các quá trình sinh trưởng của cây mía, là nhân tố quan trọng của cây mía. Để tạo ra 1kg đường cây mía cần tiêu tốn 600 lít nước cho quá trình đồng hóa, trao đổi nước trong cây và phát tán nước qua mặt lá.

Để đạt năng suất cao mía cần một lượng mưa hữu hiệu là 1500mm cho cả chu kỳ sinh trưởng. Lượng mưa hữu hiệu đó tương ứng với lượng mưa thực tế là 2000-2500mm. Hầu hết các vùng sinh thái của nước ta đều đáp ứng được, tuy nhiên lượng mưa này cần tập trung vào thời kỳ vươn cao.

Đối với cây mía, thiếu hoặc thừa nước đều có hại và có triệu chứng gần giống nhau: ngừng sinh trưởng, vàng lá, mất đường. Nếu hạn nặng sẽ héo lá rồi tiến đến khô lá, bắt đầu từ chóp lá rồi lan dần xuống các đoạn dưới. Nếu úng nặng sẽ làm thối rễ, hỏng gốc và chết cây khi mía chưa có lóng. Sau khi có lóng mía sẽ sinh ra rễ khí sinh hoặc thủy sinh để tồn tại nhưng sau khi hết nước mía sẽ rất khó phục hồi sinh trưởng.

Nhu cầu độ ẩm đất của cây mía khác nhau, tùy thuộc vào từng thời kỳ: + Thời kỳ mọc mầm: Cần khoảng 65-75% độ ẩm tối đa trong đất

+ Thời kỳ đẻ nhánh: mía tiêu hao nhiều nước hơn nhưng ít nghiêm ngặt hơn thời kỳ nảy mầm, cây cần khoảng 55-70% độ ẩm tồi đa trong đất

+ Thời kỳ vươn cao: Cây đòi hỏi lượng nước cao nhất, độ ẩm trong đất thích hợp là 70- 80%

+ Thời kỳ chín: Yêu cầu về nước giảm hẳn, độ ẩm đất thích hợp là 50-60% độ ẩm tối đa trong đất. Thừa nước sẽ làm mía chín chậm, hàm lượng đường thấp, nhiều tạp chất.

Do đó miền Bắc nước ta tháng 11, 12 nhiệt độ và độ ẩm thấp thích hợp cho việc tích lũy đường, mía ngọt.

Mía là cây có khả năng chịu hạn khá, do bộ rễ có điều kiện ăn sâu, có khả năng hút nước, hút dinh dưỡng trong điều kiện hạn nên có thể trồng trên đất đồi.

Cây mía không thể trồng trên đất có mực nước ngầm cao vì sẽ làm cho bộ rễ thâm đen, chết cục bộ. Mía sợ úng nhưng nếu bị ngập úng 5-7 ngày thì vẫn không chết, thậm chí phù sa tràn vào mía sẽ rất tốt, đó chỉ là nước tràn qua. Mực nước ngầm thấp cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt.

2.4.4. Đất đai

Đất thích hợp với cây mía là loại đất có khả năng giữ nước tốt, có khả năng thấm nước tốt. Đất có kết cấu tốt, tơi xốp. Đất chứa quá nhiều nước sẽ làm giảm tỉ lệ không khí gây thiếu ôxi cho rễ cây. Đất quá ít nước sẽ gây ra khô hạn.

Đất đạt các yêu cầu trên là đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, trong đất còn chứa nhiều chất hữu cơ, có nhiều mùn. Tầng canh tác của đất phải dày. 80cm, mực nước ngầm sâu dưới 1m để có khả năng cung cấp nước trong mùa khô. Cày sâu và áp dụng hệ thống canh tác chống hạn

Độ PH của đất thích hợp là 6-7 Liên hệ:

+ Vùng đất đồi thường khô hạn, trong biện pháp canh tác phải cày sâu, nếu cày nông cây sẽ cằn cỗi.

+ Đất phù sa ven sông tốt, cây mía sinh trưởng phát triển tốt song hiệu quả kinh tế do mía mang lại không cạnh tranh được với các cây trồng khác.

+ Vùng đất nâu đỏ, nâu xám ở Đông Nam Bộ đáp ứng được nhu cầu của cây.

Chương 3. Kỹ thuật trồng trọt

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 31 - 33)