Chế độ luân canh, trồng xen, gối vụ mía

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 33 - 34)

b. Chín sinh lý (chín sinh vật học)

3.1.Chế độ luân canh, trồng xen, gối vụ mía

3.1.1. Luân canh

Luân canh hợp lý sẽ làm giảm tỉ lệ sâu bệnh và cỏ dại, điều hòa các chất dinh dưỡng, cải tạo và nâng cao độ phì cho đất. Có thể nói, đối với mía, luân canh hợp lý là biện pháp thâm canh dễ làm, rẻ tiền và có hiệu quả kinh tế cao.

Cơ sở của việc luân canh cây mía với các cây trồng khác:

+ Mía là cây có năng suất sinh vật học cao, hàng trăm tấn/ha. Hàng năm, tuy mía có trả lại cho đất một khối lượng hữu cơ đáng kể song nó cũng lấy đi của đất một khối lượng dinh dưỡng lớn. Do đó cần luân canh để sử dụng đất lâu dài.

+ Mía thường bị một số loại sâu dưới đất phá hoại như ấu trùng, bọ hung, mối, tuyến trùng và các bệnh như thối đen, thối đỏ.... Chúng đục phá gốc, hại thân làm cho thời gian lưu gốc bị rút ngắn một cách đáng lo ngại. Luân canh có thể khắc phục được các nhược điểm trên.

Bằng biện pháp luân canh các vùng chuyên canh mía Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Hà, Hà Tây đã làm tăng năng suất mía từ 10-20%, tỉ lệ sâu bệnh giảm nhất là bọ hung hại gốc. Việc luân canh mía, lạc của nhân dân Nam Đàn, Nghệ An ngoài tác dụng làm tăng năng suất còn làm giảm bệnh “chết ẻo” ở lạc một cách đáng kể

Chu kỳ luân canh mía phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khả năng phân bón, trình độ thâm canh, tập quán canh tác của vùng...

+ Vùng đất tốt, có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ,... chu kỳ luân canh 9 năm Năm 1: Mía tơ Năm 6: Mía gốc

Năm 2: Mía gốc Năm 7: Mía gốc Năm 3: Mía gốc Năm 8: Mía gốc Năm 4: Mía gốc Năm 9: Luân canh Năm 5: Mía tơ

+ Vùng đất trung bình: chu kỳ luân canh 7 năm

Năm 1: Mía tơ Năm 4: Mía tơ Năm 2: Mía gốc Năm 5: Mía gốc Năm 3: Mía gốc Năm 6: Mía gốc Năm 7: Luân canh + Đất xấu: có thể chu kỳ là 5 năm

Năm 1: Mía tơ Năm 4: Mía gốc Năm 2: Mía gốc Năm 5: Luân canh Năm 3: Mía tơ

Năm luân canh nên trồng cây cải tạo đất, đặc biệt là cây họ đậu, không nên trồng các loại cây cùng họ, cùng loại sâu bệnh với mía. Tốt nhất là trồng cây phân xanh, cày vùi làm phân hữu cơ cho vụ mía tiếp theo.

Một số công thức thường dùng cho năm luân canh: + Lạc xuân - Lạc thu - Mía thu đông

+ Lạc xuân - Cây phân xanh - Mía

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 33 - 34)