Phòng trừ sâu bệnh

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 43 - 44)

b. Vụ mía xuân

3.7.3.Phòng trừ sâu bệnh

Sự có mặt của cây mía trên đồng ruộng cùng với sự phong phú dinh dưỡng của cây mía đã hấp dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh và các loài gây hại khác. Nước ta lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm rất thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh sinh trưởng và phát triển

Sâu hại trên cây mía thường gặp một số đối tượng sau: - Nhóm sâu đục thân mía:

+ Sâu đục thân mình vàng: Sâu non thân màu vàng, sau khi nở xong chui vào nằm giữa bẹ lá và thân cây, ăn hết bộ phận non như mắt, đai rễ một ít ở mặt trong của bẹ lá non. Khi sâu lớn thì đục chui vào thân cây, vết đục như đường giun đùn. Mía ở thời kỳ mọc mầm, sâu đục vào bộ phận mầm nằm sâu dưới đất. Thường phát sinh nhiều ở vùng đất đồng và đất bãi trong năm thường phát sinh nhiều vào tháng 4, tháng 5.

+ Sâu đục thân 4 vạch (sâu đục thân chấm đen):

Sâu màu vàng sáng, có 4 đường chấm dọc theo chiều dài của thân tạo thành 4 vạch sẫm. Con trưởng thành có tính hướng quang, có màu vàng nâu, giữa cánh có một chấm đen, rìa cánh có 7 chấm đen nhỏ. Ngài đẻ trứng chủ yếu ở mặt lá, trứng xếp thành 2 hàng. ở thời kỳ mầm sâu

làm cho khô nõn, hỏng điểm sinh trưởng, sang thời kỳ lóng sâu không làm chết cây mà chỉ gây gãy cây khi có gió to, sâu làm nhộng ở bẹ lá.

+ Sâu đục thân 5 vạch: Hại mía thời kỳ có lóng sâu non chui vào trong thân làm mía sinh trưởng kém giảm hàm lượng đường.

+ Rệp bông trắng: Gây hại nặng ở thời kỳ mía kết thúc vươn cao cho đến thu hoạch. Rệp bám mặt dưới lá hút nhựa làm cho cây mía phát triển kém, tỷ lệ đường giảm ảnh hưởng xấu đến vụ gốc sau.

Phòng trừ sâu đục thân và rệp bông:

Bằng các biện pháp canh tác vệ sinh đồng ruộng. Luân canh cây trồng khác họ

Làm đất kỹ để giảm bớt nhộng trong đất Phun thuốc hóa học: Padan, tribon, dipterex

Trước khi trồng chọn giống mía ít nhiễm sâu, loại bỏ hom bị sâu đục và có rệp bám. Ngâm hom trong thuốc vibasu 40EC 0,1%, Padan 95SP (0,1%) trong 15 phút trừ rệp bám, bóc, đốt lá bị rệp bám.

- Nhóm mối, bọ hung hại rễ mầm là đối tượng khó trừ nằm trong đất, lưu chuyển từ vụ trước sang vụ sau.

Biện pháp phòng trừ: trước khi trồng cày lật đất 2 lần cách nhau 7-10 ngày để diệt sùng trắng. Khi trồng dùng Furadan 3H hoặc Basudin 10H bón vào đất trước khi trồng.

Bệnh hại mía thường gặp một số đối tượng sau:

- Bệnh sọc đỏ: Do vi khuẩn xanthomonas rubilineans gây ra.

- Bệnh thối đỏ: Là bệnh gây nguy hại nhất cho các vùng trồng mía thường gặp hầu hết ở các giống mía của nước ta. Bệnh do nấm gây ra. Bệnh này còn gọi là bệnh rượu do nấm phát triển làm chuyển hóa đường trên mía thành rượu. Gân lá có các vết sọc đỏ, kèm theo các ổ bào tử màu nâu vàng. Còn ở thân bị bệnh chẻ đôi thân thấy có màu đỏ trên các lóng.

- Bệnh thối ngọn: Phát sinh ở vùng trồng mía ở nhiều năm. Bệnh này cũng do nấm gây ra làm ngọn không phát triển được.

Phòng trừ bằng các biện pháp: Vệ sinh đồng ruộng đốt các tàn dư cũ, luân canh cây trồng, chọn các hom giống sạch bệnh để trồng, sử dụng giống chống bệnh. Xử lý hom giống bằng nước vôi trong 2%, hoặc formon 2%. Chuẩn bị đất kỹ trước khi trồng hoặc ngâm nước một thời gian đất ruộng mía.

- Bệnh than hại mía: Do nấm Ustilago Scitaminea Sydon. Cây bị bệnh thân rất bé, lá hẹp và ngắn, cây mọc vóng lên như cây lúa von, nhiều cây mọc sít vào nhau thành một chùm. Cây bị bệnh một thời gian thì đọt biến thành một cái túm, che phủ bằng một lớp màng trắng, khi rách thì tung ra một loạt bào tử màu đen hoặc ở đọt vươn ra một cái vòi cong cong, ở giữa màu trắng, quanh bám đầy một lớp bụi màu đen.

Phòng trừ: Dùng giống chống bệnh. Nhổ cây bị bệnh, chôn khi cây chưa có bào tử để hạn chế lây lan. Dùng ruộng giống sạch bệnh để lấy hom trồng.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 43 - 44)