Khoảng cách trồng

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 39 - 40)

b. Vụ mía xuân

3.4.3.Khoảng cách trồng

- Tục ngữ có câu: “Thưa hàng sông đông hàng con” và ngược lại. Trong thực tế sản xuất khoảng cách giữa các hàng mía ở nước ta và trên thế giới biến động từ 0,4-1,6m. Vì sao lại có sự biến động lớn như vậy?

+ Trước hết vì khoảng cách không phải là yếu tố quyết định năng suất cuối cùng, không phải là yếu tố quyết định số cây hữu hiệu

+ Lý do chủ yếu ở đây là mỗi khoảng cách đều có những ưu và khuyết điểm nhất định, tùy thuộc vào điều kiện từng vùng, từng lúc cụ thể mà vận dụng cho phù hợp

- Khoảng cách hàng hẹp (0,4-0,6m) Ưu điểm:

+ Chóng giao tán, hạn chế cỏ dại, giảm công làm cỏ

+ Trồng dày nên mía ít đẻ nhánh, mía đủ cây sớm rút ngắn thời gian đẻ nhánh, sớm chuyển sang thời kỳ vươn lóng, tạo điều kiện cho mía cao cây hơn trồng thưa.

+ ít xảy ra hiện tượng thiếu cây.

+ Chống xói mòn tốt, cản được gió, đặc biệt vùng có gió lào. Nhược điểm:

+ Không thể rạch hàng sâu, nếu chăm bón tốt mía cao cây dễ bị đổ ngã. + Không có đất để vun gốc, dễ đổ ngã

Khoảng cách này chỉ phù hợp với những nơi đất xấu, quảng canh, những nơi trồng các giống mía cũ, mía địa phương nhỏ cây, trình độ thâm canh thấp, nắng nóng kéo dài.

- Khoảng cách hàng rộng: 1,3 - 1,6m (thường 1,3 - 1,4m) Ưu điểm:

+ Thuận lợi cho việc cơ giới hóa (trừ cỏ, vun gốc, xới xáo, xử lý gốc, cày sâu giữa 2 hàng, ...)

+ Có thể rạch hàng sâu và vun bằng máy đề phòng chống đổ. + Có thể lưu gốc nhiều năm hơn trồng dày.

+ Phù hợp với vùng đất tốt, có trình độ thâm canh cao, có trình độ cơ giới hóa cao. + Nhược điểm:

+ Lâu giao tán, phải diệt trừ cỏ dại nhiều lần

+ Mía đẻ nhánh kéo dài hơn trồng dày, thời gian vươn lóng rút ngắn đi một ít. + Chỉ cần 1 hom bị hỏng dễ gây ra khoảng trống trên đồng ruộng.

- Cách đặt hom:

+ Đặt 1 hom, các đầu hom cách nhau 10cm (giống to cây) Đặt 1 hom, các đầu hom nối đầu nhau (cây trung bình) + Có thể đặt thành 2 hàng nhưng các hom phải so le nhau

Khi đặt hom làm sao để cho hom tiếp xúc với lớp đất bột dưới đáy rãnh, không được đặt hom lên lớp đất cục lổm nhổm để khi hạn hom không bị khô chết, nảy mầm tốt. Nên hướng

mầm về 2 bên để trong quá trình mọc mầm không bị cong mầm. Trường hợp đất khô đặt chếch để tận dụng độ ẩm. Sau khi đặt hom xong phải lấp bằng đất bột mịn, không được lấp các cục to đè lên hom mía. Độ dày của lớp đất phủ lên hom tùy thuộc từng điều kiện cụ thể:

+ Trong điều kiện bình thường đất không ướt hoặc không khô quá thì nên lấp khoảng 2- 3cm.

+ Nếu đất thừa ẩm trong thời gian hay mưa thì chỉ lấp vừa kín hom, chỉ dày khoảng 1cm. + Nếu đất khô và thời tiết khô hanh kéo dài thì phải lấp dày từ 4-5cm. Sau khi lấp xong phải dậm, nén chặt đất bằng cách đi lại nhiều lần trên lớp đất vừa lấp.

+ Nếu phải trồng trên đất ướt hoặc trong mùa mưa chỉ cần lấy tay nén cho hom dính chặt vào đất (ngập 1/3 hom) và không cần lấp. Khi đất khô ráo hoặc mía nảy mầm xong mới tiến hành lấp cũng được.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 39 - 40)