Chín công nghiệp

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 30)

Cuối thời kỳ vươn lóng, mía sẽ bước sang thời kỳ chín công nghiệp. Vào thời kỳ này tốc độ vươn cao giảm dần, hàm lượng đường trong thân đạt tối đa, đây là thời kỳ quyết định chất lượng cây mía.

Các đặc trưng biểu hiện khi cây mía chín:

+ Thân cây mía trơn bóng, ít phấn sáp hơn so vơi trước, một số giống xuất hiện vết nứt sinh trưởng, mặt cắt ngang của lóng lồi lõm (chứng tỏ các tế bào nhu mô đã chứa đầy đường)

+ Lá chuyển từ màu xanh thẫm sang màu xanh vàng (màu lá gừng), các vai lá xích lại gần nhau, ngọn dẹt, lá mọc chụm lại theo hình dẻ quạt.

+ Hàm lượng đường saccharoza đạt mức tối đa của giống đó.

+ Độ Brix (là nồng độ % chất khô hòa tan được ở trong nước mía mà trong đó có 85% là đường saccaroza). Khi mía chín hàm lượng đường lớn hơn 18%.

Khi mía chín độ Brix (gốc)/Brix (ngọn) ở các lóng trưởng thành gần bằng nhau (0,9-1) Brix (gốc)/Brix (ngọn) =1 → chín hoàn toàn

Brix (gốc)/Brix (ngọn) >1 → quá chín (do thu hoạch muộn, do có quá trình đẻ nhánh, một phần đường saccaroza chuyển thành glucoza cung cấp cho quá trình đẻ nhánh)

Quá trình này bị chi phối bởi những yếu tố sau:

+ Giống mía chín sớm, đạt tỉ lệ đường sớm như giống ROC1, giống chín muộn F134 + Thời vụ trồng vụ mía thu: trồng tháng 8, 9 có thể thu hoạch vào tháng 10 năm sau, vụ mía xuân trồng tháng 2, 3 thu hoạch tháng 2, tháng 3 năm sau.

+ Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 14-25oC, thấp hơn thời kỳ vươn lóng. Đặc biệt, biên độ giữa ngày và đêm càng cao càng có lợi cho thời kỳ này. Nhiệt độ quá cao sẽ không có lợi cho thời kỳ này.

+ Nước: Độ ẩm thích hợp cho mía chín 50-60%. Mưa nhiều hoặc tưới nước trong thời kỳ này đều bất lợi cho sự tích lũy đường của thời kỳ chín công nghiệp, làm cho lượng đường trong mía giảm sút do mía tiếp tục sinh trưởng.

+ Bón phân: Đạm qúa thừa trong đất vào thời kỳ này rất bất lợi cho mía chín vì nó xúc tiến cho mía tiếp tục tăng trưởng và hạn chế sự tích lũy đường, làm giảm chất lượng mía.

+ Đất đai: Đất cát mía sẽ chín sớm hơn cây mía sống trên đất thịt vì trong đất cát hàm lượng dinh dưỡng thấp, cây cằn hơn nên sẽ chín sớm hơn.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 30)