Phân lân và cách bón

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 40 - 41)

b. Vụ mía xuân

3.5.2.Phân lân và cách bón

- Vai trò của lân (P):

+ Giúp cho việc tạo thành protein có mặt trong nhân tế bào và gần như kiểm soát phần lớn các hoạt động của tế bào. Lân là một trong những chất cơ bản giúp cho sự phân chia tế bào và giúp cho các bộ phận của cây phát triển.

+ Có ảnh hưởng rất lớn tới sự đẻ nhánh và sự phát triển của bộ rễ. Nó kích thích bộ rễ phát triển sâu rộng, đặc biệt là lớp rễ mặt; kích thích việc đẻ nhánh sớm và tập trung. Đủ P sẽ phát huy được tác dụng của N và K, do đó sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt.

+ Bón P đầy đủ sẽ tăng khả năng chịu rét, chịu hạn và sâu bệnh, xúc tiến quá trình tổng hợp đường.

+ Thiếu P cây mía giảm tốc độ tăng trưởng, giảm chiều dài và đường kính của thân, giảm tốc độ hình thành lá và lóng mía. Cây mía sẽ đẻ nhánh chậm thậm chí không đẻ nhánh, bộ rễ

phát triển kém, đến giữa thời kỳ lóng mía vẫn không khép tán, đuôi lá chóng khô, lá chóng già và chết sớm, lá xanh tồn tại trên cây ít hơn ruộng đủ lân... Thiếu P gây trở ngại cho việc lắng trong nước mía khi chế biến đường.

- Phân lân là phân có hiệu quả chậm nên được sử dụng để bón lót. Hơn nữa mía đồng hóa P chủ yếu ở thời kỳ đầu. Đất nếu bị thiếu nhiều P muốn khôi phục lại phải tốn thời gian dài và đò hỏi một lượng P lớn.

- Lượng lân bón khoảng 120kg P2O5/ha. Thường bón cho mía tơ nhiều hơn mía gốc vì mía gốc được hưởng phân lân tồn dư từ vụ mía tơ.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 40 - 41)