Các thời vụ gieo trồng a Vụ xuân

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 57 - 59)

b. Vụ mía xuân

3.3.2.Các thời vụ gieo trồng a Vụ xuân

a. Vụ xuân

+ Là vụ đậu tương cổ truyền của miền bắc, có từ lâu đời. Gieo tháng 2 đến 10/3 thu hoạch tháng 5, tháng 6.

+ Đậu tương được sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ phù hợp với yêu cầu của cây. Đậu tương xuân sinh trưởng khá tốt năng suất cao và khá ổn định.

+ Vào thời kì ra hoa có nắng, ẩm độ đầy đủ, nhiệt độ đã tăng trên 200C, rất thuận lợi cho quá trình ra hoa đậu quả.

+ Vào thời kì chín nhiệt độ cao, có nắng thuận lợi cho quá trình thu hoạch, phơi hạt giống.

+ Khi gieo nhiệt độ và ẩm độ đều thấp làm đậu tương xuân mọc chậm và tỉ lệ mọc không cao. Sau khi mọc nhiệt độ vẫn thấp, thời kỳ đầu cây sinh trưởng chậm.

+ Sâu bệnh nhiều, phát triển mạnh nhiều hơn các thời vụ khác làm ảnh hưởng đến năng suất nếu phòng trừ không tốt.

+ Vào thời kì quả chín nếu gặp mưa có thể làm cho đậu tương mọc mầm ở ngoài đồng ruộng, chất lượng hạt giống kém, cây lớn nhiều quả có thể bị đổ cây.

+ Biện pháp kỹ thuật cần tác động:

Nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp tránh những ngày rét không gieo, bón lót đầy đủ phân lân, tưới nước bổ sung.

Chọn giống đậu tương có khả năng chịu lạnh để gieo Phòng trừ sâu bệnh sớm.

Vào cuối vụ gặp mưa cần tháo nước, tranh thủ thu hoạch khẩn trương.

b. Vụ hè

+ Vụ hè chính vụ: áp dụng cho các tỉnh miền núi: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Phải sử dụng giống đậu tương dài ngày ưa nóng, gieo vào đầu mùa mưa (tháng 5) thu hoạch cuối mùa mưa (tháng10).

Các giống đậu tương trồng hiện nay ở vùng núi: Xanh Lục Khu, vàng Lạng Sơn, ĐT80... + Vụ đậu tương hè trung: áp dụng trên đất luân canh chuyên màu:

Lạc xuân - Đậu tương hè trung - Ngô đông

Thời vụ: Gieo đậu tương cuối tháng 6 đầu tháng 7 thu hoạch tháng 9.

Sử dụng giống đậu tương có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày để có năng suất cao. Chọn các giống có khả năng chịu nóng.

Một số giống đậu tương trồng ở vụ này: DT84, D140, AK06... + Vụ hè sớm:

Là vụ đậu tương tăng vụ có triển vọng nhất cho vùng trung du hiện nay nằm trong công thức luân canh:

Lúa xuân - Đậu tương hè sớm - Lúa mùa muộn

* Ưu điểm: Đây là vụ đậu tương tăng vụ không ảnh hưởng đến diện tích 2 vụ lúa. Có tác dụng tốt trong vấn đề cải tạo đất. Giảm sâu bệnh. Tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Sau một thời gian sinh trưởng ngắn (70 ngày) có thể thu hoạch 10-12 tạ/ha.

Sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ cao ẩm độ cao ánh sáng ngày dài cây sinh trưởng phát triển tốt, tiềm năng năng suất cao.

* Hạn chế: Thời vụ đậu tương hè rất khẩn trương (sáng lúa, chiều đậu tương). Để làm đậu tương hè sớm thành công cần có những kinh nghiệm sau:

Làm mạ đậu tương vào thời kỳ lúa xuân đỏ đuôi chuẩn bị thu hoạch. Lấy bùn trải trên bìa cứng 1-2cm, sau đó kẻ ô vuông có cạnh 4-5cm, trong một ô gieo từ 3-5 hạt đậu tương. Đợi khi gặt lúa xuân xong bứng các bầu này mang gieo trồng tranh thủ thời gian sinh trưởng cho đậu tương khoảng 7-9 ngày, không được để lâu hơn nữa.

Ngâm ruộng vào thời kỳ đậu tương chín vàng. Ngâm 2-3 ngày, buộc đậu tương phải chín ép, phải chấp nhận một năng suất nhất định (do hạt không mẩy). Làm như vậy đậu tương chín nhanh hơn 7-9 ngày để kịp cấy lúa mùa muộn.

Bứt lá bỏ xuống ruộng làm cho đậu tương chín nhanh

Giâm mạ lúa mùa: mạ mùa đến vụ cấy trong trường hợp đậu tương chưa chín người ta nhổ mạ lên để vào rãnh (để tránh mạ già), đợi đậu tương chín để tranh thủ sinh trưởng cho cây đậu tương.

Chọn giống đậu tương ngắn ngày 70-80 ngày như giống cúc, xanh lơ... Chọn đất cao, nhẹ làm đất hẹp dễ thoát nước.

Vụ hè dễ sâu bệnh: sâu đục quả, sâu cuốn lá.

c. Vụ đông

+ Là vụ đậu tương tăng vụ có triển vọng nhất của vùng đồng bằng, diện tích có thể mở rộng vài nghìn ha. Đây là vụ đậu tương nằm trong công thức luân canh:

Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương đông + Ưu điểm:

Có tác dụng cải tạo đất tốt. Sâu bệnh ít hơn các vụ khác.

Nếu làm tốt tăng thu nhập có thể đạt 10-15 tạ/ha.

Đầu tư vốn giống ít hơn so với các vụ khác (50 kg hạt, 50-100kg urê /ha). + Hạn chế:

Sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ giảm dần, ánh sáng ngày ngắn dần làm cho đậu tương ra hoa làm quả sớm, năng suất ở vụ này thấp hơn so với các vụ khác.

Thường rét và khô hạn vào thời kì ra hoa, làm quả ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả. Thời kì chín thiếu nắng khó khăn trong phơi hạt giống.

+ Để làm tốt đậu tương đông cần có các biện pháp kỹ thuật sau:

Phải có cơ cấu lúa mùa sớm để thu hoạch lúa vào cuối tháng 9, giải phóng đất, thời vụ đậu tương cho phép 20/9-15/10. Sau 15/10 tuyệt đối không được gieo đậu tương đông

Giống: phải có bộ giống có khả năng chịu lạnh như: D140, AK06, DN42... Tưới nước vào thời kỳ ra hoa làm quả.

Khi thu hoạch có thể vào lúc quả vàng, lá vàng sau đó ủ 1-2 đêm để rụng lá, bó thành từng bó nhỏ chăng lên dây hoặc để nơi khô ráo.

Làm đất: Đậu tương đông khi gieo thường gặp mưa lớn, gây khó khăn trong việc làm đất. Gieo đậu tương trên nền đất ướt chỉ cần cày luống bình thường, chọc lỗ gieo hạt, phủ đất bột hoặc trấu lên trên đợi đất khô xới xáo bổ sung. Làm đất tối thiểu hoặc không làm đất, ở trên các ruộng phẳng và thoát nước tốt người ta cày 2 đường để phân luống, sau đó dùng gậy nện nhẹ trên mặt luống để tạo thành rãnh hoặc dùng que chọc lỗ gieo hạt. Cuối cùng phủ trấu và đất bột lên trên sau đó phủ rơm rạ.

3.4. Làm đất

- Yêu cầu: Làm đất nhỏ, đảm bảo độ ẩm, đất tơi xốp, sau khi làm đất xong cần lên luống. - Lên luống: Kích thước luống: rộng 1,2-1,3m hoặc 1,5m, rãnh rộng 0,3-0,4m.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 57 - 59)