CÂY ĐẬU TƯƠNG ( Glycine max (L) Merill)

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 45 - 46)

b. Vụ mía xuân

CÂY ĐẬU TƯƠNG ( Glycine max (L) Merill)

Chương 1. Giới thiệu chung 1.1. Giá trị kinh tế

Cây đậu tương còn gọi là cây đậu nành, là loại cây trồng có từ lâu đời, được xem là loại “cây kì lạ”, “vàng mọc từ đất”, “cây thần diệu”, “cây đỗ thần”, “cây thay thịt”… Sỡ dĩ người ta đánh giá cao như vậy chủ yếu là do giá trị kinh tế của nó.

- Cây đậu tương là chiến lược của thời đại, là cây đứng đầu trong các loại đậu đỗ làm thức ăn, thực phẩm vì hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao. Trong hạt có chứa từ:

+ 36-44% protêin

Prôtêin của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các prôtêin của thực vật. Hàm lượng prôtêin trong đậu tương là cao hơn ở cá và thịt và cao gấp 2 lần hàm lượng protêin có trong các loại đậu đỗ khác. Hàm lượng các axit amin có chứa lưu huỳnh như methionin, sistein, sixtin…của đậu tương rất gần với hàm lượng các chất này của trứng. Hàm lượng cazein đặc biệt là của lizin rất cao, gấp rưỡi trứng. Vì thế khi nói giá trị protêin ở đậu tương cao là nói hàm lượng lớn của nó cả sự đầy đủ và cân đối của các axit amin không thay thế.

+ 18-20% lipit

Dầu đậu tương chủ yếu là các axit béo không no: axit linoleic, axit oleic, axit linoleic. + Trong hạt đậu tương còn chứa nhiều vitamin khác nhau B1, B2, PP, A, E, D, C, K… Do đó từ hạt đậu tương có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, các món ăn cổ truyền như giá, tương, đậu phụ, sữa đậu nành, xì dầu,…, các món ăn cao cấp khác như cà phê đậu tương, socola đậu tương, các loại bánh kẹo, patê, thịt nhân tạo… Thông qua các món ăn cổ truyền được chế biến từ đậu tương phần nào đã tạo sự cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của người dân.

- Đậu tương được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi: + Khô dầu đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao, cân đối hơn.

+ Bột đậu tương sau khi ép lấy dầu, bã dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn tinh hỗn hợp giàu đạm để nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp.

+ Thân lá xanh có thể sử dụng trực tiếp làm thức ăn cho gia súc.

- ở nhiều nước phát triển người ta còn sử dụng đậu tương vào các ngành công nghiệp khác như chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, dầu bôi trong ngành hàng không…

- Đậu tương là loại cây trồng có tác dụng cải tạo bồi dưỡng đất:

+ Bộ rễ có khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium Japonicum do đó nó là cây trồng có khả năng chuyển hóa đạm của khí trời thành đạm cho cây trồng sử dụng và làm giàu đạm cho đất.

+ Đậu tương là loại cây trồng ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 70-120 ngày rất dễ dàng đưa vào các công thức luân canh tăng vụ. Cây đậu tương có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhiều vụ trong năm, là cây trồng tốt trong việc luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác.

- Trong tương lai đậu tương là mặt hàng xuất khẩu được giá vì giá đậu tương khoảng 200 đô la/tấn.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 45 - 46)