Kỹ thuật mía gốc

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 42 - 43)

b. Vụ mía xuân

3.6.Kỹ thuật mía gốc

Mía gốc là mía được sinh trưởng phát triển trên cơ sở bộ gốc vụ trước để lại, sau khi thu hoạch thân làm nguyên liệu chế biến đường.

- Ưu điểm việc để mía gốc:

+ Mía gốc chín sớm hơn mía tơ khoảng 15-30 ngày vì không mất thời gian từ trồng đến mọc mầm, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động được sớm, nâng cao tỉ lệ đường đầu vụ. (Kéo dài thời gian cung cấp mía cây cho nhà máy).

+ Không tốn giống và hom trồng, 1 ha tiết kiệm được 7-10 tấn hom giống.

+ Giảm được lao động (công làm đất và công trồng trong lúc nông vụ khẩn trương). + Khả năng tái sinh mầm rất khỏe,1 gốc có thể cho 10-16 mầm, có thể cho tiềm năng năng suất cao.

+ Mía gốc có bộ rễ nhiều và ăn sâu. Nếu vụ trước chăm sóc tốt, sau khi thu hoạch bộ phận gốc còn lại sẵn có một bộ rễ rất nhiều, phân bố sâu và rộng. Bộ rễ này phần lớn còn khả năng hút nước và dinh dưỡng. Với 3 hệ thống rễ: rễ già và các nhánh mới sinh, rễ mới mọc từ các điểm rễ hậu bị ở các đai rễ phần gốc và rễ vĩnh cửu của các mầm ngầm tạo thành một bộ rễ hết sức phong phú và vững mạnh. Đây là ưu thế rất lớn của mía gốc, giúp cho mầm gốc khỏe và tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với mía tơ.

- Nhược điểm:

+ Khi để gốc lâu năm có hiện tượng trồi gốc.

+ Mầm mống sâu bệnh từ vụ trước để lại ở các lá mía khô và bộ phận gốc mía như bọ hung, mối, sâu đục thân...

+ Rễ có thể bị già hóa, khả năng hút nước và dinh dưỡng kém. - Kỹ thuật xử lý mía gốc:

+ Chọn đất tốt (thịt nhẹ, tầng canh tác dày, dinh dưỡng cao) + Khi trồng phải trồng sâu để hạn chế trồi gốc nhanh.

+ Giống mía phải có khả năng tái sinh mầm khỏe: ROC10, MY5514 + Chăm sóc mía tơ chu đáo nhất là khâu phòng trừ sâu bệnh.

+ Sau khi thu hoạch mía cây tiến hành vệ sinh đồng ruộng, đốt lá

+ Bạt gốc sớm: Sau khi thu hoạch tiến hành bạt gốc sớm: tức là cắt bỏ đoạn gốc thừa ở phần trên cùng, chỉ để lại đoạn gốc cần thiết ở phần dưới cùng, dài từ 6-10cm, có từ 3-5 đai rễ (3-5 mầm ngầm). Đoạn này càng ngắn thì càng đỡ trồi gốc.

Cách làm: Có thể tiến hành đồng thời với lúc thu hoạch, dùng loại cuốc nhỏ, sắc, ngắn cán chuyên dùng cho thu hoạch mía. Lúc thu hoạch dùng cuốc cuốc sâu dưới mặt đất từ 3- 10cm, mía vun cây cao thì càng cuốc sâu và ngược lại.

Trong trường hợp thu hoạch bằng dao, sau khi thu hoạch xong dùng cuốc thật sắc, cuốc bỏ đoạn gốc thừa phía gần mặt đất, chỉ để lại đoạn dưới cùng cao từ 6-10cm.

+ Giặm gốc sớm: Sau khi bạt gốc, chỗ nào thiếu cây cần tiến hành giặm ngay, có 3 cách giặm: giặm gốc, giặm mầm, giặm hom (ít áp dụng).

- Sau khi bạt gốc, phải tiến hành cày bừa giữa 2 hàng mía: cày xả 2 bên luống, sâu khoảng 20-25cm để hả đất, xốp thoáng, cung cấp ôxi, tạo môi trường tốt để bộ rễ mới phát sinh phát triển, cắt đứt bớt bộ rễ già, hạn chế hiện tượng lão hóa của mía gốc.

Giữa các gốc mía, ta tiến hành cuốc bỏ khối đất bị nén chặt (lọng gốc) mà không thể cày bừa được nhằm cải thiện chế độ nước và không khí như trên.

- Sau khi cày bừa xong, tiến hành bón đầy đủ các loại phân như bón lót cho mía tơ, bón xong lấp đất vừa ngang với vết cắt của mía gốc, sau đó vồng lại.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 42 - 43)