Vôi và cách bón vô

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 41 - 42)

b. Vụ mía xuân

3.5.4. Vôi và cách bón vô

Vôi tham gia vào cấu tạo thân nhất là màng tế bào. Thiếu canxi các lá non sẽ có màu nhạt hoặc chuyển vàng, trên các lá già có các điểm trắng, các điểm này biến dần thành màu nâu và khô hẳn, sau đó các điểm này liên kết lại với nhau làm cho lá có màu rỉ sắt. Thiếu canxi nặng lá ngọn và mầm ngọn sẽ khô héo dần.

Nếu thừa Ca trao đổi cũng có thể gây trở ngại cho sinh trưởng vì nó cản trở sự đồng hóa K và một số nguyên tố vi lượng mà nó đối kháng.

Bón vôi nhằm nâng cao độ pH của đất tức là giảm độ chua của đất, cải tạo lí hóa tính chất của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong đất. Ngoài ra vôi còn làm giảm sự hấp thu sắt, mangan, nhôm làm cho lân và molipden dễ tiêu...

Ngoài các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng cần thiết trên, trong quá trình sinh trưởng mía còn cần một số nguyên tố vi lượng như Mg, S, Si, Mn...

Quy trình bón phân cho mía hiện nay: 10-15 tấn phân chuồng/ha/vụ

400-500 kg đạm urê/ha/vụ 500-600 kg supe lân/ha/vụ 350-400 kg kali /ha /vụ 1000 kg vôi bột

Cách bón: Xu hướng chung hiện nay là bón sớm và bón ít lần

+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, Kali và 50% phân đạm trước khi trồng.

+ Bón thúc vào thời kỳ đẻ nhánh 50% lượng N còn lại hoặc bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 1/3 N+ 1/2K.

Thúc lần 1: khi mía 4-5 lá bón 1/3 N để thúc mía đẻ nhánh mạnh

Thúc lần 2: Khi cây có 9-12 lá bón nốt số còn lại để cây phát triển nhanh.

Ngoài ra có thể bón cho cây mía bằng phân bón lá: Phun Komic hoặc Supekomic

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w