Chuẩn bị hom trước khi trồng:

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 35 - 36)

b. Chín sinh lý (chín sinh vật học)

3.2.2.Chuẩn bị hom trước khi trồng:

Nếu thời vụ trồng trùng với thời gian thu hoạch mía cây thì sẽ lấy hom mía ở ruộng sản xuất để trồng, lấy hom ngọn 1, trong trường hợp thiếu mới lấy đến hom số 2

Nếu thời vụ trồng không trùng với thời gian thu hoạch cần phải có khu ruộng nhân giống riêng từ 6-8 tháng tuổi, trước khi thu hoạch hom 1 tháng người ta bón thúc N, P lần cuối cùng để tăng chất lượng hom giống. Chặt cả cây rồi đoạn thành hom có 2 - 3 mầm đem trồng.

Ruộng gốc để lại tiếp tục chăm sóc giống cho vụ sau.

Trong trường hợp bình thường, hom giống chặt xong đưa trồng ngay, càng nhanh càng tốt, không phải xử lý gì cả. Chỉ cần bóc bẹ để các đai rễ tiếp xúc trực tiếp với đất, để rễ ra nhanh, có lợi cho việc nảy mầm.

Trong trường hợp cá biệt, mía giống thu hoạch xong chưa trồng được ngay, phải bảo quản một số ngày thì trước khi trồng nên ngâm hoặc tưới nước 24h để tươi trở lại, có lợi cho việc nảy mầm

Lưu ý: Trong thực tiễn sản xuất, đầu vụ ép, từ giữa tháng 11-1 thường xảy ra hiện tượng thừa ngọn, do chưa có đất để trồng hoặc do thời tiết khô hanh chưa trồng được.

Đến cuối vụ ép, từ giữa tháng 2 đến cuối tháng, lúc này có đất phá gốc trồng lại, thời tiết sau lập xuân có mưa phùn, độ ẩm tốt, mọi người đua nhau trồng mía thì lại thiếu ngọn giống. Do đó cần có biện pháp bảo quản hom giống

Những nguyên tắc chính trong bảo quản: + Chống mưa (ướt) để mía không ra rễ

+ Chống nắng, chống gió để mía không bị khô héo + Chống nấm để ngọn lâu hỏng

+ Chống nóng (do hô hấp và lên men) để ngọn khỏi chết Cách bảo quản:

+ Đào một hố sâu 20-30cm, rộng 1,2m, dài tùy thuộc lượng giống

+ Cuốc xốp đáy hố khoảng 5-10cm, tưới đất cho nhão sền sệt, rắc lên một lớp tro hoặc vôi bột.

+ Dựng đứng bó ngọn vào hố, ấn mạnh bó ngọn cho các vết chặt ngập vào đất nhão khoảng 5-10cm.

+ Sau khi xếp ngọn đầy hố, dùng rơm rác hoặc lá mía tủ kín đống ngọn giống để nước mưa không lọt vào được, hom giống sẽ không ra rễ. Xung quanh hố có thể đắp thêm đất lên 2/3 chiều cao của bó hom, để giảm lượng nước bốc từ hom mía ra ngoài môi trường, giữ cho hom tươi lâu.

Trong quá trình bảo quản, thỉnh thoảng kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của đống hom, nếu nhiệt độ cao quá phải tạo một số lỗ thông hơi ở đỉnh đống hom để làm giảm nhiệt độ, độ ẩm xuống mức bình thường. Trước khi trồng gỡ hết lá ở phần đỉnh đống, tưới phun nước vào đống mỗi ngày 2 lần, sau 3 - 4 lần tưới, hom hút đủ nước thì đem trồng.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 35 - 36)