Thời kỳ đẻ nhánh (đâm chồi hay nhảy bụi)

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 28 - 29)

Là thời kỳ quan trọng quyết định số lượng cây thu hoạch. Thường bắt đầu khi trên cây có từ 6-10 lá thật. Thời kỳ này cây sinh trưởng phát triển tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mía cây.

Khả năng đẻ nhánh của cây mía rất lớn có thể cho từ 10-16 vạn cây/ha nhưng thực tế thu hoạch thường chỉ được 5-7 vạn cây/ha. Một số cây bị chết đi do sâu bệnh hoặc do tỉa bớt.

Thời gian đẻ nhánh của cây mía thường kéo dài từ 3-4 tháng tùy thuộc giống mía, thời vụ trồng, kỹ thuật chăm sóc...

Quy luật đẻ nhánh của cây mía:

Từ cây mẹ đẻ ra cây con, từ cây con đẻ ra mầm cháu, từ mầm cháu lại có thể đẻ ra nhiều mầm chắt... theo quy luật từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, đốt dưới trước, đốt trên sau. Sau một số mầm có hiện tượng trồi gốc lên trên nên dễ bị đổ do gió bão.

Quá trình đẻ nhánh của cây mía phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Giống: Các giống khác nhau có khả năng đẻ nhánh khác nhau.

Ví dụ: Giống mía gie đẻ nhánh khỏe hơn giống mía to cây, F134 đẻ nhánh khỏe hơn giống mía CO của ấn Độ.

+ Điều kiện môi trường:

Nhiệt độ: Dưới 20oC mía hầu như không đẻ nhánh, từ 21oC mía bắt đầu đẻ nhánh. Nhiệt độ thích hợp cho sự đẻ nhánh là 25-30oC. Trong khoảng nhiệt độ thích hợp thì nhiệt độ càng cao cây đẻ nhánh càng nhanh và mạnh

Độ ẩm đất: Độ ẩm đất thích hợp là 60-70%. Đất quá khô hạn mía sẽ không đẻ nhánh, quá thừa nước cũng không đẻ nhánh.

Ánh sáng: Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự đẻ nhánh, thiếu ánh sáng mía không đẻ nhánh. Cường độ ánh sáng càng cao mía đẻ nhánh càng nhiều và cho tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao. (Muốn không đẻ nhánh, tiến hành vun cao)

+ Các chất dinh dưỡng N, P, K: Hàm lượng N, P, K trong đất đầy đủ và cân đối mía sẽ đẻ nhánh nhiều và tỉ lệ nhánh thành cây cao. Nếu thiếu các chất dinh dưỡng hoặc mất cân đối giữa NPK mía đẻ nhánh kém. Trong thời kỳ này cây cần nhiều nhất là K, thứ đến là P và sau cùng là N. Việc bón thúc sớm tạo điều kiện cho mía đẻ nhánh sớm và tập trung.

+ Lớp đất dày hay mỏng kể từ mặt hom trở lên: Trong thời kỳ đẻ nhánh lớp đất từ mặt hom trở lên càng mỏng mía đẻ nhánh càng sớm và sức đẻ nhánh (tỉ lệ đẻ nhánh) càng cao. Ngược lại sẽ kìm hãm sự đẻ nhánh, mía đẻ chậm và ít.

Các biện pháp kỹ thuật tác động:

+ Xới và vun cao dần, tạo điều kiện thuận lợi cho mía đẻ nhánh sớm và tập trung vi như vậy sẽ tạo cho rễ mặt phát triển sớm

+ Một số nhánh đẻ muộn cây to mập nhưng hàm lượng đường thấp không có ý nghĩa trong việc thu hoạch mía ép, còn gọi là mầm vượt, nên cần tỉa bỏ.

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w