Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 52 - 54)

b. Vụ mía xuân

2.4.Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương

2.4.1. Nhiệt độ

- Đậu tương là cây có nguồn gốc ôn đới nhưng không có khả năng chịu rét, nó cần nhiệt độ ôn hòa để sinh trưởng phát triển. Nhiệt độ thích hợp là 22-280C với tổng tích ôn 1800- 27000C.

- Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây như sau:

+ Quá trình mọc mầm bị ảnh hưởng khi nhiệt độ 15-180C làm tỉ lệ mọc giảm, thời gian mọc mầm kéo dài.

+ Sinh trưởng của cây con chậm, ra hoa muộn hơn. Khi nhiệt độ thấp hơn 100C cần phải ngừng gieo đậu tương.

+ Nhiệt độ thấp làm giảm tỉ lệ đậu hoa đậu quả. (Vụ Đông tỉ lệ đậu hoa đậu quả thấp nên năng suất thấp).

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp của cây. Cây quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 25-300C, nhiệt độ thấp hơn 200C cây quang hợp giảm.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình cố định đạm của nốt sần: Nhiệt độ từ 25-270C hoạt động của vi khuẩn nốt sần là tốt nhất. Nhiệt độ thấp hơn 200C nốt sần hình thành ít.

- Nhiệt độ liên quan đến khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây. Các quá trình này sẽ tiến hành thuận lợi khi nhiệt độ trên 150C, dưới 150C các quá trình này bị đình trệ.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng hạt trong quá trình bảo quản. Nhiệt độ cao hạt hô hấp mạnh làm tiêu hao nhiều dinh dưỡng, hạt nhanh mất sức nảy mầm.

- Liên hệ: Vụ xuân rét đầu vụ, tránh không gieo vào ngày rét, bón lót phân đầy đủ. Vụ đông rét vào thời kì ra hoa làm quả, cần gieo hạt càng sớm càng tốt.

2.4.2. Ánh sáng

- Là yếu tố sinh thái ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái cây vì nó làm thay đổi thời gian nở hoa và chín quả, do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, liên quan đến chiều cao, số đốt, số hoa, diện tích lá, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất đậu tương.

Cụ thể: ánh sáng là yếu tố quyết định đến quang hợp, sự cố định đạm và sản lượng chất khô cũng như nhiều đặc tính phụ thuộc vào quang hợp.

- Phản ứng với ánh sáng của đậu tương thể hiện ở 2 mặt: + Độ dài chiếu sáng trong ngày:

Đậu tương thuộc cây ngày ngắn rất điển hình chỉ ra hoa được khi độ dài chiếu sáng trong ngày của vùng trồng nhỏ hơn trị số giới hạn của giống.

Ví dụ: Giống X11 có trị số giới hạn là 11h, giống này chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày <11h.

Tuy nhiên các giống đậu tương khác nhau có phản ứng với ánh sáng là khác nhau:

Các giống thuộc nhóm chín sớm, chín trung bình thì phản ứng với ánh sáng không chặt chẽ lắm. Đây là đặc tính có lợi có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Hầu hết các giống đậu tương thuộc nhóm này.

Các giống thuộc nhóm chín muộn: Phản ứng rất chặt chẽ với độ dài chiếu sáng ngày ngắn, trong điều kiện ngày dài của miền Bắc thì không ra hoa.

Ví dụ: Giống Xanh lục khu. Nếu gieo tháng 2 dự kiến thu hoạch tháng 6 thì không bao giờ ra hoa đậu quả. Giống này muốn ra hoa đậu quả phải kéo dài đến tháng 8. Do đó cần bố trí thời vụ thích hợp hơn (gieo tháng 5 để thu hoạch vào tháng 10).

Ở vùng nhiệt đới điển hình như Việt Nam có thể gieo đậu tương nhiều vụ, nhiều vùng trong một năm vì:

Có một tập đoàn giống phong phú nên có thể lựa chọn các giống thích hợp cho thời vụ. Vùng nhiệt đới sự chênh lệch độ dài chiếu sáng giữa các mùa vụ trong năm không lớn lắm.

Vùng nhiệt đới sự chênh lệch giữa các vĩ độ không lớn lắm do đó một giống đậu tương có thể đưa từ miền Bắc vào miền Nam trồng.

+ Cường độ chiếu sáng:

Đậu tương thuộc cây C3 do đó yêu cầu về cường độ chiếu sáng không mạnh bằng cây C4 như mía, ngô tuy nhiên cần phải đủ ánh sáng. Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây bị che bóng cây thường vươn lóng dài phân hóa ít hoa, ít quả. Vì vậy, trong trường hợp trồng xen không nên trồng với mật độ quá dày.

Như vậy ở miền Bắc vụ xuân, mây mù nhiều thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây nhưng sang thời kì ra hoa ánh sáng đầy đủ. Vào vụ hè: cường độ ánh sáng cao có ánh sáng ngày dài thuận lợi. Trong vụ đông: ánh sáng ngày ngắn dần từ tháng 9 đến tháng 11, đậu tương nhanh ra hoa, năng suất thấp.

2.4.3. Ẩm độ

Do thời gian sinh trưởng ngắn, nhu cầu về lượng mưa không lớn lắm. Suốt chu kì sống cây cần lượng mưa 350-500mm và tập trung vào thời kì ra hoa làm quả. Thời kì này chiếm 2/3 tổng lượng nước cần.

- Độ ẩm đất: Các thời kì sinh trưởng cây đậu tương yêu cầu độ ẩm đất khác nhau: + Thời kì mọc: thích hợp với độ ẩm đất 70-80%, đất đủ ẩm để cây mọc đều. Khô hạn kéo dài làm hạt thối, dẫn đến thiếu cây.

+ Thời kì cây con: thích hợp với độ ẩm đất 60-70%. Thời kì này cây con cần đất tơi xốp, đủ oxi để vi khuẩn cố định đạm hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thời kì ra hoa làm quả: thích hợp với độ ẩm đất 70-80% trong đó thời kì quả mẩy là thời kì khủng hoảng nước.

Lưu ý: Trong kĩ thuật trồng trọt phải chú ý tưới nước bổ sung vào thời kì quả mẩy

+ Thời kì chín: thích hợp với độ ẩm đất 60-70% giúp quá trình chín nhanh thu hoạch thuận lợi.

- Độ ẩm không khí: ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển cây đậu tương:

+ Thời kì ra hoa ấm áp, có nắng sẽ thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh, tỉ lệ kết hạt cao.

+ Sang thời kì làm quả, độ ẩm không khí cao rất thuận lợi cho quá trình tích lũy vật chất. Ngược lại, thời kì ra hoa độ ẩm không khí bão hòa, mưa nhiều làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh không thuận lợi làm cho hạt không hình thành được hoặc hạt bị lép. Sang thời kì làm quả, khô hạn làm quả bị lép.

Vì thế cha ông ta đã có câu:

Hoa khô quả ẩm ăn to <> Quả khô hoa ẩm thì vò lấy cây

2.4.4. Đất

- Đậu tương là cây trồng không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng đất thích hợp nhất để đậu tương sinh trưởng phát triển là đất có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha, phù sa trẻ ven sông. Các loại đất nặng mất kết cấu như đất sét đất thịt nặng thì trồng đậu tương với mục đích để cải tạo đất.

- PH đất thích hợp: 5,5-7 giúp cây sinh trưởng tốt hình thành nhiều nốt sần. Các loại đất chua cần phải bón vôi để cải tạo.

- ở các loại đất nhẹ (cát pha, bạc màu) khả năng giữ nước giữ phân kém, đậu tương dễ mọc mầm năng suất đậu tương chỉ cao trong trường hợp mưa tương đối nhiều và thường xuyên. Ngược lại đất thịt khả năng đội mầm kém, khả năng giữ nước tốt, năng suất thường cao trong trường hợp mưa tương đối ít hơn.

Chương 3. Kỹ thuật trồng trọt 3.1. Chế độ trồng trọt

Một phần của tài liệu Cay Cong nghiep doc (Trang 52 - 54)