0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Sử dụng phân bón cho thuốc lá

Một phần của tài liệu CAY CONG NGHIEP DOC (Trang 77 -80 )

Mục đích của kỹ thuật trồng thuốc lá là tạo ra các lá thuốc có thành phần hoá học hợp lý để cho phẩm chất thuốc lá cao. Trong các biện pháp kỹ thuật, bón phân là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất để điều khiển năng suất và phẩm chất thuốc lá.

- Nhu cầu về dinh dưỡng của cây thuốc lá. Xuất phát từ mục đích lấy phẩm chất làm mục tiêu chính trong sản xuất thuốc lá sợi vàng, thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng của thuốc lá khác với các loại cây trồng khác.

+ Nhu cầu về đạm: Đối với các loại thuốc lá thơm có nhu cầu đạm thấp. Các loại thuốc hun khói (nâu, đen) có nhu cầu về đạm thấp đến vừa phải, thuốc lá Maryland yêu cầu đạm vừa phải, thuốc phơi nắng và thuốc lá Burley có nhu cầu đạm vừa phải đến cao.

Nói chung các loại thuốc lá khi sử dụng liều lượng đạm cao đều có ảnh hưởng xấu đến chất lượng lá thuốc.

+ Nhu cầu về lân. Tất cả các dạng thuốc lá đều có nhu cầu về lân cao, nếu bón lân và kali quá thừa, không có ảnh hưởng xấu đến chất lượng của lá thuốc. Lân có tác dụng kích thích cho cây thuốc lá ra rễ mới làm tăng năng suất và phẩm chất, xúc tiến việc hình thành và tích luỹ đường, thúc đẩy lá chín đều. Khi thiếu lân nghiêm trọng lá có màu xanh tối, phiến lá nhỏ và hơi nhọn, giảm năng suất.

Cây thuốc lá hút lân nhiều trong suốt thời gian sinh trưởng. Theo Chouteau (1962) cho thấy rằng việc hút và tích luỹ lân là đặc trưng cơ bản của mô cây non. Cùng với việc sinh trưởng tăng lên của cây hàm lượng lân trong lá giảm xuống nhanh chóng.

+ Nhu cầu về kali. Cây thuốc lá hút nhiều kali như hút lân. Kali có tác dụng làm tăng cả năng suất và phẩm chất thuốc lá. Kali là nhân tố quan trọng trong việc tạo thành đường và tinh bột trong lá. Trong lá thuốc lá sấy hàm lượng kali cao đi đôi với hàm lượng đường cao thường gắn chặt với phẩm chất chung của thuốc lá cao.

Kali có ảnh hưởng đến độ cháy của thuốc lá, độ cháy phụ thuộc vào tỷ lệ K/Ca+Mg tỷ số này tăng độ cháy của thuốc lá sẽ tăng.

Thiếu kali đầu lá vàng và bị đốm sau đó chuyển nhanh sang màu nâu hoặc màu gỉ sắt, mép và ngọn lá bị uốn cong xuống dưới, lá sấy có màu đen, màu sắc không đều, cháy kém.

Ngoài các yếu tố dinh dưỡng N, P, K trong lá thuốc lá cần có một tỷ lệ cân đối các nguyên tố khác như Ca, Mg, Clo, S và các nguyên tố vi lượng khác.

- Sử dụng phân bón cho thuốc lá

Sử dụng phân bón cho thuốc lá cần coi trọng bón lót, bón thúc sớm và phân kỳ bón thúc nhiều lần, phối hợp tỷ lệ phân bón thích hợp.

Phân đạm, cần bón ít đạm tránh thừa đạm, các loại đất có hàm lượng đạm dễ tiêu cao, hay được bón đầy đủ các loại phân chuồng, phân xanh không cần bón đạm.

Ở bang California của Hoa Kỳ, theo Levis (1960) trên đất kém màu mỡ người ta bón 16- 18kgN/ha ở dạng phối hợp với tỷ lệ N.P.K là 1:2:2.hay 1:3:3, có bổ sung 450-675kg Superlân và 170-250 kg K2SO4. Đất tốt không cần bón đạm mà bón tăng lân và kali.

Ở Dimbabue trên đất Granít nghèo lân và kali, Cousin (1968) đề nghị bón 2-9 kg N/ha, 40-80 P2O5/ha,34-68 K2O/ha.

Nam Phi lượng phân bón cho mỗi ha là 17-22 kgN/ha, 56-57 kgP2O5/ha và 45-65 kg K2O/ha.

Việt Nam, theo quy trình kỹ thuật, mức bón cho 1 ha là 10-15 tấn phân chuồng, N, P, K bón với tỷ lệ 1:2:2 hay 1:1,5: 2, 45:90:90. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/2 kali + 1/2 - 1/3 urê .Bón thúc 2 lần kết hợp với xới vun luống lần 1 và 2, mỗi lần bón 1/2 đạm và 1/2 kali còn lại.

* Ngắt ngọn đánh chồi thuốc lá

Mục đích hạn chế sự tiêu hao dinh dưỡng cho việc nuôi hoa và quả thuốc lá, tập trung dinh dưỡng cho lá thuốc, làm tăng năng suất và chất lượng lá thuốc lá.

Thí nghiệm ở nước ta với giống thuốc lá Cao Bằng ngắt ngọn đánh chồi kịp thời làm tăng năng suất lá thuốc 25%.

Ngắt ngọn tiến hành sớm khi cây xuất hiện nụ hoa đầu, ngắt đỉnh sinh trưởng với 2-3 lá non, đất xấu, cây sinh trưởng kém cần ngắt sớm. Đất tốt, cây sinh trưởng khoẻ ngắt muộn, đất quá tốt phải để hoa nhằm tiêu hao bớt một phần vật chất có hại cho phẩm chất thuốc lá như đạm và nicôtin.

Đánh chồi, sau khi ngắt ngọn các chồi nách trên thân phát triển mạnh. Do vậy cứ 3-5 ngày phải đánh nhánh một lần không để chồi nách cao quá 20cm.

* Kỹ thuật nuôi chồi gốc

- Mục đích của vụ thuốc lá chồi. Vụ thuốc lá chồi cho thu hoạch sản phẩm làm tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích mà không mất công đầu tư trồng và vốn, giống ban đầu. Sản lượng của vụ thuốc lá chồi bằng 50 - 100% sản lượng của vụ chính.

- Để thuốc lá chồi, rải vụ thuận lợi cho chế biến và điều hoà lao động. - Yêu cầu kỹ thuật để nuôi chồi gốc.

Vụ thuốc lá chính vụ phải trồng sớm vào cuối tháng 10 không quá 31/12, để chặt cây, nuôi chồi vào tháng 2 chậm nhất là 15/3. Ruộng trồng thuốc phải là ruộng tốt, có nguồn nước tứơi đầu vụ và cuối vụ thuận lợi, ruộng được bón đủ phân, cây gốc sinh trưởng khoẻ.

Kỹ thuật nuôi chồi.

Trước khi chặt cây chính 7-10 ngày, tiến hành bấm ngọn, đánh chồi nhánh và làm sạch cỏ gốc. Bón thúc mỗi ha 3 tấn phân chuồng, tưới phân đạm với lượng 50 kg Sunphat/ha để nhử mầm.

- Bẻ gập thân chính cao 12-15cm, kích thích cho mầm nách phát triển.

- Khi cây có mầm, dùng dao sắc chặt vát cách gốc 6-7cm mỗi cây để lại 1-2 chồi khoẻ, sau này cho thu hoạch mỗi chồi 5-6lá.

- Sau khi chặt 10-15 ngày bón thúc mỗi ha 2,5-3 tấn phân chuồng ủ với 50kg superlân và tưới 50kg sunphát đạm/ha (nồng độ 1%-2%).

- 40-50 ngày sau khi chặt cây ta có thể thu hoạch lá và kết thúc thu hái vào cuối tháng 5.

3.3. Thu hoạch và sấy thuốc lá

3.3.1. Thu hoạch lá thuốc

Khái niệm về độ chín của lá thuốc

Độ chín của lá thuốc được xác định chủ yếu dựa vào hàm lượng các vật chất được tích luỹ trong lá ở thời kỳ lá chín. Có 2 khái niệm cơ bản về độ chín của lá thuốc là:

- Chín công nghệ. Khái niệm độ chín công nghệ là dựa vào hàm lượng các vật chất được tích luỹ trong lá. Khi lá chín công nghệ hàm lượng Hyđrat Cacbon, tinh dầu thơm đạt cao nhất, các vật chất có đạm và Nicotin bắt đầu giảm.

- Chín hình thái là biểu hiện ra bên ngoài của chín công nghệ, là lúc lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng sáng, gân chính và cuống có màu trắng sữa bẻ gẫy ròn, góc giữa lá và thân tăng lên, lá dần ngả xuống, ngọn lá, mép lá có màu nâu, lá ít lông dính.

Thường chín hình thái xảy ra đồng thời với chín công nghiệp. Căn cứ vào màu sắc lá để người ta tiến hành thu hoạch lá.

Đặc điểm chín của lá thuốc

- Trên cây lá thuốc chín từ dưới lên trên, các lá gốc chín trước, lá mỏng nên tốc độ chín nhanh. Các lá ở phía trên chín sau do lá dày, tốc độ lá chín chậm. Vì vậy khi lá dưới vừa xuất hiện màu xanh vàng ta tiến hành hái, còn các lá trên để chuyển màu vàng hoàn toàn mới hái.

- Trên một phiến lá thuốc, theo trình tự phát sinh, rìa và ngọn lá chín trước, phần gân lá và cuống lá chín sau.

- Tốc độ chín của lá thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Vị trí tầng lá, lá dưới tốc độ chín nhanh, lá trên tốc độ chín chậm. + Mật độ trồng thưa chín chậm hơn trồng dày.

+ Độ ẩm đất và không khí, độ ẩm đất và không khí càng thấp, tốc độ chín càng nhanh, ánh sáng yếu lá thuốc chín chậm.

+ Bón đạm nhiều và muộn, thừa đạm, thừa nước đều làm cho lá chín chậm.

Kỹ thuật thu hái

Thời gian chín công nghệ của lá tồn tại 3-5 ngày vì vậy mỗi lần hái có thể cách nhau 5- 7ngày. Yêu cầu hái đúng độ chín, lá nào chín thì hái, lá chưa chín chưa hái, không được hái lá quá xanh làm ảnh hưởng đến sấy và chất lượng lá thuốc.

Khi thu hoạch bẻ gẫy lá nhẹ nhàng, không làm tổn thương cây, dập lá, rách lá. Sắp xếp các tầng lá với nhau, lá ở vị trí nào xếp vào vị trí đó để đảm bảo các lá trên cây khác nhau có cùng độ chín.

Sau khi hái lá xếp lá có độ to, nhỏ, dày mỏng tương đối như nhau vào cùng một loại, tránh dập nát, không ủ đống, thu hoạch xong đưa về lò sấy càng sớm càng tốt.

3.3.2. Kỹ thuật sấy thuốc lá

Sấy là khâu kỹ thuật quyết định tới chất lượng lá thuốc, để sấy thuốc lá tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải có lò sấy tốt, hợp quy cách phù hợp với cơ sở sản xuất. - Lá thuốc thu hoạch đúng yêu cầu kỹ thuật và được phân loại tốt.

Thực chất của quá trình sấy là khống chế nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nhằm làm cho lá thuốc chuyển hoá các vật chất thuận lợi, lá vàng đều và làm khô lá.

Quy trình sấy thuốc lá sợi vàng:

Giai đoạn biến vàng (tiểu hoả)

Mục đích phá huỷ diệp lục chuyển lá thành màu vàng, chuyển tinh bột thành đường. Kỹ thuật sấy: Nhiệt độ tăng dần từ 30-380C, độ ẩm 85%, thời gian 24-32 giờ. Lúc mới đốt lò giữ nhiệt độ 320C trong thời gian 4-5 giờ, sau tăng nhiệt độ lên 340C để mép và đuôi lá vàng, tăng nhiệt độ lên 35-360C để 3/4 lá biến vàng, tăng lên 380C để lá vàng toàn bộ, còn phần xanh ở gần gân lá. Đốt to lửa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn cố định màu (trung hoả)

Mục đích: Tiếp tục chuyển màu cho lá, dùng nhiệt độ cao khống chế hoạt động của men, cố định màu sắc lá, làm khô phiến lá.

Giữ nhiệt độ 390C 1 giờ sau tăng lên 40-410C để gân lá vàng hết. Sau tăng nhiệt độ lên 42-450C, mỗi giờ tăng 10C và giữ ở nhiệt độ 450C cho tới khi đuôi và rìa lá cong lại, tăng nhiệt độ 47-480C giữ 1-2 giờ sau tăng lên 52-530C. Đốt to lửa chuẩn bị chuyển giai đoạn.

Giai đoạn sấy khô và làm dịu lá (Đại hoả)

Mục đích dùng nhiệt độ cao, sấy khô phần nước còn lại ở gân lá và cuống lá, làm cho lá thuốc khô hoàn toàn.

Kỹ thuật sấy nhiệt độ 51-750C thời gian 10-12 giờ độ ẩm giảm nhanh, tăng nhiệt độ lên 57-580C giữ 1 giờ sau tăng lên 62-630C cho hết mùi hăng, tăng và giữ nhiệt độ 700C cho gân và cuống lá đủ khô, tăng lên 750C cho gân và cuống lá khô hoàn toàn sau đó ngừng đốt lửa.

Làm dịu lá: Mở hết các cửa lò, hạ thấp nhiệt độ nhanh để làm dịu lá 8-12 giờ, độ ẩm 60- 65% độ ẩm trong lá còn 12-16% là tốt.

Một phần của tài liệu CAY CONG NGHIEP DOC (Trang 77 -80 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×