Cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing căn bản (Trang 39 - 41)

Nhóm yếu tố mang tính chất cá nhân bao gồm tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, cá tính.

a. Tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình: Nhu cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ cũng như khả năng mua của người tiêu dùng gắn liền với tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia

dùng có nhu cầu và mong muốn, khả năng tài chính cũng như sở thích khác nhau. Do đó hành vi mua sắm của họ cũng khác nhau. Những người trẻ độc thân ít gánh nặng về tài chính hay các cặp vợ chồng son thường có xu hướng thích các hoạt động giải trí, du lịch trong khi những gia đình có con nhỏ dưới 6 tuổi thường quan tâm đến các sản phẩm dành cho gia đình, con cái, nhà cửa hơn hoặc những đôi vợ chồng già có con cái trưởng thành, sống riêng sẽ có chú trọng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

b. Nghề nghiệp: có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng. Do tính chất công việc khác nhau con người sẽ có những nhu cầu sử dụng hàng hoá khác nhau, liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp hoặc cách thức tiến hành mua sắm bởi thời gian lao động và đặc trưng công việc ảnh hưởng đến thời điểm và thói quen mua sắm. Nhìn chung, sự khác biệt về ngành nghề dẫn đến việc lựa chọn sản phẩm, chất lượng, giá cả khác nhau. Người làm Marketing cần tìm hiểu kỹ hành vi tiêu dùng của khách hàng với các nghề nghiệp khác nhau như: công nhân, nông dân, công chức, trí thức, giới nghệ sĩ, nhà quản lý kinh doanh, nhà chính trị…

c. Trình độ học vấn: những người có trình độ học vấn khác nhau sẽ có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Người tiêu dùng có trình độ học vấn càng cao càng dễ chấp nhận hoặc tạo ra xu hướng tiêu dùng mới, hiện đại. Họ có nhiều lựa chọn hơn, chú ý đến chất lượng, tính thẩm mỹ, nhãn hiệu, bao bì, sự an toàn, các dịch vụ kèm theo hoặc nhu cầu giải trí, học tập, du lịch, sức khỏe… cũng cao hơn. Trước khi ra quyết định một sản phẩm nào đó, người tiêu dùng có học vấn cao thường có sự đầu tư tìm kiếm thông tin, so sánh các lựa chọn trước khi ra quyết định.

d. Tình trạng kinh tế: thể hiện mức thu nhập và chi tiêu của khách hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá, dịch vụ. Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu càng giảm xuống. Nói chung, vào thời kỳ kinh tế đất nước phồn thịnh, tăng trưởng thì người ta tiêu dùng nhiều hơn và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, khách hàng có xu hướng thắt lưng buộc bụng, phần nhiều chi tiêu cho những sản phẩm thiết yếu.

e. Lối sống: phác hoạ một cách rõ nét về chân dung cuả một con người. Hành vi tiêu dùng của con người thể hiện rõ rệt lối sống của họ. Thông thường lối sống của mỗi con người bị chi phối bởi các yếu tố chung như nhánh văn hoá, nghề nghiệp, nhóm xã hội, tình trạng kinh tế và hoàn cảnh gia đình. Nhưng lối sống của mỗi người mang sắc thái riêng. Mặc dù lối sống là một đặc trưng không được lượng hoá, nhưng các nhà tiếp thị thường dùng nó để định vị sản phẩm. Các loại hàng hoá được định vị theo lối sống là mỹ phẩm, đồ uống, thời trang, xe hơi, xe máy, du lịch…Các nhà quản lý cần tìm ra mối liên hệ giữa lối sống và hành vi tiêu dùng các loại hàng hoá để làm cơ sở cho các chiến lược Marketing mix. Họ cũng có thể dẫn dắt nhu cầu tiêu dùng của xã hội bằng cách sáng tạo ra các sản phẩm khác nhau có tính hợp lý nhằm vào các lối sống khác nhau. Ví dụ Honda tuyên truyền cho chiến dịch Be U – Hãy là chính mình, hay Sunsilk với chiến dịch Sống là không chờ đợi.

f. Cá tính: là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi người dẫn đến các hành vi ứng xử mang tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. Con người có thể có những dạng cá tính như cẩn thận, tự tin, bảo thủ, cởi mở, năng động… Cá tính khác biệt dẫn đến hành vi tiêu dùng cũng có nhiều khác biệt. Cụ thể như những người cẩn thận, những người bảo thủ sẽ

không chấp nhận mạo hiểm khi mua sắm những sản phẩm mới, những người nhút nhát, rụt rè sẽ không thích những bộ trang phục rực rỡ, dễ thu hút sự chú ý. Doanh nghiệp cũng thường định vị dựa trên cá tính như Suzuki Viva mới thật là sành điệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing căn bản (Trang 39 - 41)