Chiến lược thay đổi giá

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing căn bản (Trang 89 - 90)

Chủ động giảm giá

Doanh nghiệp chủ động giảm giá trong các tình huống như dư thừa năng lực sản xuất; đối phó với đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm thị trường; thị phần giảm sút; khống chế thị trường bằng việc bán hạ giá.

Chủ động tăng giá

Doanh nghiệp phải chủ động tăng giá trong một số tình huống như lạm phát; cầu tăng quá mức so với cung.

Đối phó với sự thay đổi giá của đối thủ

- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi giá của các đối thủ?

- Loại thị trường mà công ty đang tham gia?

- Đây là sự thay đổi giá tạm thời hay lâu dài?

- Nếu công ty không đối phó thì hậu quả ra sao đối với lợi nhuận, thị phần của công ty?

- Các phương pháp đối phó khác nhau có thể và phản ứng của đối thủ?

Sau khi phân tích kỹ các vấn đề trên đây, công ty có thể phản ứng lại bằng các phương án sau:

- Giảm giá bán thấp hơn giá bán của các đối thủ cạnh tranh khi công ty có đủ tiềm lực tài chính và không vi phạm “Luật chống bán phá giá”.

- Giữ nguyên giá nhưng cần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến để giữ khách hàng như khuyến mại, quảng cáo.

- Nâng giá cùng với cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm (định vị lại sản phẩm). Phương án này có hiệu quả trong trường hợp khách hàng ít nhạy cảm về giá và ưa thích những sản phẩm chất lượng cao.

6.5 Tiến trình xác định giá cho một sản phẩm mới

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing căn bản (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w