Các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đạo lí

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 59 - 65)

2.3.1.1. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đạo lí theo vị trí trong câu a. Vị trí đầu câu

Các phương tiện biểu thị NTTĐL có vị trí đầu câu bao gồm: hẵng, thôi, chớ, phải, đừng, xin, miễn là, cứ, hay là, tha cho.

Ví dụ: (52) Thôi, cho thầy lui. [NL2, 108].

Ví dụ: (53) Cứ vào đây uống nước đã. [NL4, 148]. Ví dụ: (54) Đừng để phí tài trời. [NL8, 189].

Những phương tiện ở vị trí này có số lần xuất hiện là 24 lần (chiếm 24,5% tổng số lượt xuất hiện).

b. Vị trí giữa câu

Vị trí giữa câu của bộ phận NTTĐL có: kẻo, khuyên, muốn, nên, thôi, cứ, đi, phải, không, chớ, xin, đừng, hãy, để rồi, không nên, không thể, không dám, không đành, không muốn, miễn là, tha cho.

Ví dụ: (55) Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. [NL2, 111]. Ví dụ: (56) Con không nên phiền trách má con. [NL5, 165].

Ví dụ: (57) Cho nên, mọi người phải chờ tôi ở đình từ gà gáy. [NL7, 175]. Có 21 phương tiện với tần số xuất hiện là 55 (chiếm 56,1% tổng số 98 lần xuất hiện).

c. Vị trí cuối câu

Các phương tiện tham gia biểu thị NTTĐL ở vị trí cuối câu là: nhé, đi, cho, chứ.

Ví dụ: (58) Em thắp đèn lên chị Liên nhé? [NL1, 95]. Ví dụ: (59) Cứu tôi với [NL4, 147].

Ví dụ: (60) Trốn đi! [NL8, 189].

Các phương tiện này xuất hiện tới 19 lần (chiếm 19,4% tổng số 98 lần xuất hiện). Kết quả trên cho thấy các phương tiện ở bộ phận NTTĐL này xuất hiện nhiều nhất ở vị trí giữa câu (chiếm 56,1%). Tiếp đến là vị trí đầu câu (chiếm 24,5%). Cuối cùng, phương tiện xuất hiện ít nhất ở vị trí cuối câu (chiếm 19,4%).

2.3.1.2. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đạo lí theo đặc điểm cấu tạo, từ loại

a. Kết quả khảo sát

Phương tiện tham gia biểu thị NTTĐL gồm hai kiểu cấu tạo là: từ và tổ hợp từ. Ở phương diện cấu tạo là từ chúng tôi tiến hành thêm thao tác xác định từ loại. Cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Phân loại các phƣơng tiện biểu thị nghĩa tình thái đạo lí theo đặc điểm cấu tạo, từ loại

STT Đặc điểm cấu tạo

Từ

loại Phƣơng tiện Tần số Tác phẩm, đoạn trích

1 Từ Động từ thôi 8 [NL1, 96], [NL1, 100], [NL2, 108], [NL2, 109], [NL4, 154], [NL5, 167], [NL8, 188], [NL8, 188] phải 18 [NL2, 109], [NL2, 110], [NL5, 165], [NL5, 166], [NL5, 166], [NL5, 166], [NL5, 166], [NL5, 166], [NL6, 169], [NL7, 174], [NL7, 173], [NL7, 174], [NL7, 175], [NL7, 175], [NL7, 175], [NL7, 175], [NL5, 175], [NL7, 175] muốn 3 [NL2, 111], [NL4, 154], [NL5, 167] khuyên 1 [NL2, 114] nên 2 [NL2, 114] xin 5 [NL2, 111], [NL2, 111], [NL8, 188], [NL8, 188], [NL8, 189] Phó từ cứ 3 [NL1, 99], [NL2, 113], [NL4, 148] không 1 [NL2, 110] chớ 2 [NL2, 109], [NL2, 111] đừng 8 [NL2, 111], [NL5, 165], [NL5, 165], [NL5, 166], [NL7, 174], [NL7, 174], [NL8, 189], [NL8, 189] hãy 1 [NL2, 114] cũng 1 [NL7, 174]

STT Đặc điểm cấu tạo

Từ

loại Phƣơng tiện Tần số Tác phẩm, đoạn trích

hẵng 1 [NL1, 95] Trợ từ cho 3 [NL2, 111], [NL2, 111], [NL2, 111] Tiểu từ đi 17 [NL1, 100], [NL1, 100], [NL2, 110], [NL4, 154], [NL5, 165], [NL5, 165], [NL8, 185], [NL8, 186], [NL8, 186], [NL8, 186], [NL8, 186], [NL8, 189], [NL8, 189], [NL8, 189], [NL8, 189], [NL8, 189], NL8, 190] với 1 [NL4, 147] chứ 2 [NL4, 148], [NL5, 166] nhé 1 [NL1, 95] Kết từ kẻo 2 [NL1, 95], [NL7, 173] Tỉ lệ 19 (65,5%) 80 (81,6%) 2 Tổ hợp từ miễn là 2 [NL2, 111], [NL5, 166] hay là 1 [NL4, 151] tha cho 4 [NL7, 173], [NL7, 174], [NL8, 190], [NL8, 191] không dám 3 [NL5, 166], [NL7, 174], [NL7, 174] chả dám 1 [NL7, 174] để rồi 1 [NL1, 95] không nên 2 [NL5, 165], [NL8, 186] không đành 1 [NL5, 167] không thể 1 [NL8, 186] không muốn 2 [NL5, 167], [NL8, 188] Tỉ lệ 10 (34,5%) 18 (18,4%) Tổng 5 29 (100%) 98 (100%)

b. Nhận xét

Bảng kết quả khảo sát này cho thấy, 29 phương tiện biểu thị NTTĐL có hai kiểu cấu tạo: từ và tổ hợp từ. Trong đó, cấu tạo từ là 19 phương tiện (chiếm 65,5% tổng phương tiện) nhiều hơn so với phương tiện có cấu tạo là tổ hợp từ (chiếm 34,5%).

Về số lượt sử dụng thì từ chiếm ưu thế và được sử dụng nhiều hơn: chiếm 81,6% tổng số lượt dùng. Tổ hợp từ được sử dụng ít hơn: chiếm 18,4% tổng lượt dùng.

Cấu tạo là từ trong các đoạn trích, tác phẩm thuộc năm từ loại: động từ, phó từ, trợ từ, tiểu từ TT và kết từ. Trong đó, động từ, tiểu từ TT và phó từ được sử dụng phổ biến hơn cả. Cụ thể: có 6 động từ (37 lần sử dụng), 4 tiểu từ TT (21 lần sử dụng), 7 phó từ (17 lần sử dụng) 1 trợ từ (3 lần sử dụng) và 1 kết từ (2 lần sử dụng).

2.3.1.3. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đạo lí theo sắc thái ý nghĩa

NTTĐL là tiểu loại NTTCQ thể hiện thái độ, ý chí, mức dộ áp đặt của người nói đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện về phương diện đạo đức hay các chuẩn mực xã hội. Trong NTTĐL, tính chủ quan thể hiện ở thái độ, ý chí và mong muốn của người nói đối với hành động. Người nói cho rằng, hành động là bắt buộc, là bị cấm đoán, là được phép hay được miễn trừ. Vì thế, NTTĐL sẽ bao gồm các sắc thái ý nghĩa sau:

a. Sắc thái nghĩa tình thái đạo lí được phép

Phương tiện biểu thị sắc thái nghĩa được phép gồm có: xin, cứ, cho, nhé, với, tha cho, hay là. Các phương tiện này có tần số sử dụng là 18 lần, chiếm 18,4% tổng 98 lượt dùng.

Ví dụ: (61) Em thắp đèn lên chị Liên nhé? [NL1, 95].

Đây là lời hỏi để xin phép được thực hiện hành động thắp đèn lên của bé An trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Ví dụ: (62) Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội. [NL7, 174].

Câu nói của nhân vật anh Mịch trong truyện ngắn Tinh thần thể dục là lời van xin ông lí miễn bắt đi xem bóng đá lần này (qua tổ hợp từ tha cho).

b. Sắc thái nghĩa tình thái đạo lí được miễn trừ

Các phương tiện biểu thị nhóm sắc thái được miễn trừ như: hẵng. Phương tiện này có tần số sử dụng là 1, chiếm 1% tổng lượt dùng.

Ví dụ: (63) Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. [NL1, 95].

Đây là lời thoại của nhân vật Liên ở truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Liên từ chối đề nghị thắp đèn trước đó của bé An, đồng thời cũng ngăn cản hành động đó của em. Liên không dùng cách nói áp đặt, mà dùng cách nói cho người nghe được lựa chọn (qua cũng được). Câu nói của Liên biểu thị sắc thái nghĩa được miễn trừ với việc thắp đèn của An vào lúc đó.

c. Sắc thái nghĩa tình thái đạo lí bắt buộc

Nhóm sắc thái nghĩa này có sử dụng những phương tiện sau: phải, nên, đi, kẻo, khuyên, muốn, cũng, chứ, hãy, miễn là, để rồi, không đành, không muốn, không thể, không nên. Những phương tiện này được sử dụng tới 56 lần, chiếm 57,1% tổng lượt dùng.

Ví dụ: (64) Thế đến gà gáy hôm 29, bà phải bảo thằng Sang trực sẵn ở đình, tôi dẫn đi. [NL7, 175].

Đây là lời của nhân vật ông lí trong tác phẩm Cha con nghĩa nặng. Việc bà cụ Phô gái bảo thằng Sang trực sẵn ở đình là bắt buộc phải thực hiện, bà cụ và thằng Sang phải có trách nhiệm thực hiện hành động đó.

d. Sắc thái nghĩa tình thái đạo lí cấm đoán

Các phương tiện tham gia biểu thị nhóm sắc thái nghĩa cấm đoán gồm: chớ, đừng, không, thôi, không dám, chả dám. 6 phương tiện này có tần số sử dụng là 23 lần, chiếm 23,5% tổng lượt dùng.

Ví dụ: (65) Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. [NL2, 111].

Viên quan coi ngục trong Chữ người tử tù phải có trách nhiệm là không được

đặt chân, làm việc ở chốn ngục tù nhơ bẩn này nữa. Đây là lời đề nghị mang tính chất cấm đoán của Huấn Cao đối với Viên coi ngục.

Ví dụ: (66) Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. [NL7, 174]. Đây là lời anh Mịch trong truyện Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Anh Mịch phải van xin ông lí miễn đi xem bóng đá để còn làm trừ nợ cho nhà ông nghị. Anh tự cấm đoán mình (không dám nói sai lời) và tự nhận trách nhiệm không được để việc lỡ hẹn với ông nghị xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, anh không còn chỗ làm mướn, cả nhà sẽ đói khổ.

Kết quả khảo sát trên cho ta thấy: phương tiện tập trung biểu thị sắc thái NTTĐL bắt buộc là nhiều nhất (chiếm 57,1%). Đứng thứ hai là nhóm sắc thái NTTĐL cấm đoán (chiếm 23,5%). Thứ ba là nhóm sắc thái NTTĐL được phép (chiếm 18,4%). Cuối cùng, nhóm sắc thái NTTĐL được miễn trừ được sử dụng ít nhất (chỉ chiếm 1%).

Sự phân loại các phương tiện biểu thị NTT theo các nhóm sắc thái ý nghĩa trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi khó có ranh giới rõ ràng giữa các nhóm ý nghĩa và chúng còn phụ thuộc vào cảm nhận, đánh giá chủ quan của người nghe, người đọc.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 59 - 65)