Các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái cảm xúc

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 55 - 59)

2.2.3.1. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái cảm xúc theo vị trí trong câu a. Vị trí đầu câu

Các phương tiện ở vị trí đầu câu bao gồm: ối chao, chết chửa, a, kìa, chà chà, ối làng nước ôi, mặc kệ, mẹ bố, ồ, trời, trời ơi, ôi. Có 12 phương tiện với tần số sử dụng là 21 (chiếm 75% tổng số 28 lượt dùng).

Ví dụ: (37) Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì. [NL1, 96] Ví dụ: (38) A, em Liên thảo nhỉ. [NL1, 97]

Ví dụ: (39) Chà chà! [NL2, 108]

b. Vị trí cuối câu

Các phương tiện biểu thị NTTCX ở vị trí này gồm: chết, làng nước ôi, mặc kệ, ơi. 4 phương tiện với tần số được sử dụng là 7 lần (chiếm 25% tổng lượt dùng).

Ví dụ: (40) Thằng Lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi! [NL2, 147]. Ví dụ: (41) Trời ơi! [NL8, 188].

Ví dụ: (42) Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ ra mắng chết. [NL1, 96].

Từ kết quả trên chúng ta nhận thấy: không có phương tiện xuất hiện ở vị trí giữa câu mà chỉ có phương tiện xuất hiện ở hai vị trí đầu câu và giữa câu. Trong đó, phương tiện biểu thị NTTCX xuất hiện ở vị trí đầu câu nhiều hơn, chiếm (75%); phương tiện biểu thị NTTCX xuất hiện ở vị trí cuối câu ít hơn, chiếm (25%).

2.2.3.2. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái cảm xúc theo đặc điểm cấu tạo, từ loại

a. Kết quả khảo sát

Phương tiện tham gia biểu thị NTTCX gồm hai kiểu cấu tạo là: từ và tổ hợp từ. Ở phương diện cấu tạo là từ chúng tôi tiến hành thêm thao tác xác định từ loại. Cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Phân loại các phƣơng tiện biểu thị nghĩa tình thái cảm xúc theo đặc điểm cấu tạo, từ loại

STT Đặc điểm

cấu tạo Từ loại

Phƣơng tiện Tần số Tác phẩm, đoạn trích 1 Từ Thán từ a 2 [NL1, 97], [NL1, 97] 1 [NL7, 174] trời 1 [NL8, 187] ơi 4 [NL8, 186], [NL8, 188]. [NL8, 188], [NL8, 189] ôi 5 [NL8, 192] chết 1 [NL1, 96] Đại từ kìa 1 [NL1, 98] Tỉ lệ 7 (46,7%) 15 (53,6%) 2 Tổ hợp từ chết chửa 1 [NL1, 96] chà chà 1 [NL2, 108] ối chao 1 [NL1, 96]

ối làng nước ôi 2 [NL4, 147], [NL4, 147]

làng nước ôi 1 [NL2, 147] mặc kệ 3 [NL7, 174], [NL7, 174], [NL7, 175] mẹ bố 2 [NL7, 176], [NL7, 177] trời ơi 2 [NL8, 188], [NL8, 189] Tỉ lệ 8 (53,3%) 13 (46,4%) Tổng 2 15 (100%) 28 (100%)

b. Nhận xét

Bảng kết quả khảo sát này cho thấy, 15 phương tiện biểu thị NTTCX có hai kiểu cấu tạo: từ và tổ hợp từ. Trong đó phương tiện có cấu tạo là tổ hợp từ nhiều hơn: chiếm 53,3% tổng phương tiện. Số lượng phương tiện ít hơn là từ: chiếm 46,7% tổng phương tiện.

Về lượt sử dụng, phương tiện có cấu tạo là từ được sử dụng nhiều hơn (chiếm 53,6%); phương tiện có cấu tạo là tổ hợp từ được sử dụng ít hơn (chiếm 46,4%).

Đơn vị có cấu tạo là từ trong các đoạn trích, tác phẩm thuộc hai từ loại: thán từ và đại từ. Trong đó thán từ được sử dụng phổ biến hơn. Cụ thể: 6 thán từ (14 lần sử dụng), 1 đại từ (sử dụng 1 lần).

2.2.3.3. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái cảm xúc theo sắc thái ý nghĩa

NTTCX là tiểu loại NTTCQ biểu thị thái độ, các cung bậc của cảm xúc con người trước điều được nói đến trong câu. Để nhận ra nội dung cụ thể mà nó biểu đạt trong từng trường hợp cần phải nhờ vào ngữ điệu và bộ phận giải thích đi kèm. Các sắc thái ý nghĩa được thể hiện ở bộ phận NTT này là:

a. Sắc thái nghĩa tình thái cảm xúc ngạc nhiên, thú vị

Các phương tiện tham gia biểu thị sắc thái NTTCX ngạc nhiên thú vị gồm: chà chà. Phương tiện này có tấn số sử dụng là 1 lần (chiếm 3,6% tổng số 28 lượt sử dụng). Những phương tiện này góp phần rất lớn vào việc thể hiện cảm xúc của người nói.

Ví dụ: (43) Chà chà! [NL2, 108].

Lời nhân vật thầy bát trong truyện ngắn Chữ người tử tù đã thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, đầy thú vị khi biết Huấn Cao văn võ đều có tài cả.

b. Sắc thái nghĩa tình thái cảm xúc vui mừng, phấn khởi, tự hào

Các phương tiện trực tiếp tham gia biểu thị sắc thái ý nghĩa này là: a, kìa. 2 phương tiện này có tần số sử dụng là 3 lần (chiếm 10,7% tổng 28 lượt dùng).

Ví dụ: (44) A, cô bé làm gì thế? [NL1, 97].

Đây là lời chào tỏ thái độ vui mừng, phấn khởi của cụ Thi trong truyện ngắn

Hai đứa trẻ. Cụ tỏ ra vui bởi gặp Liên thì cụ sẽ được uống rượu như mọi ngày ở cửa hàng cô bé. Cụ Thi lúc nào cũng trong trạng thái say xỉn.

Dù cuộc sống đầy tối tăm, vất vả, nhưng bé An trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

vẫn luôn thể hiện được tâm hồn của một đứa trẻ vô tư lự. Bé vẫn khát khao sự đông vui. Giữa đêm tối, thấy chấm lửa vàng lơ lửng từ xa, em trỏ tay, vui mừng, nói như reo với chị Liên: Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi. An mong chờ sự xuất hiện ấy, bởi nó làm cho phố đêm bớt đi phần nào sự buồn chán, cô quạnh.

c. Sắc thái nghĩa tình thái cảm xúc sợ hãi, băn khoăn, lo lắng

Các phương biện biểu thị sắc thái NTTCX này có: chết, chết chửa, trời ơi. Các phương tiện này được sử dụng 3 lần (chiếm 10,7% tổng số lượt sử dụng).

Ví dụ: (46) Chết chửa! [NL1, 96]

Lời nói thể hiện sự lo lắng, sửng sốt của Liên trong Hai đứa trẻ khi bất ngờ nhận ra là mình chưa dọn hàng. Việc bộc lộ cảm xúc lo lắng không chút giấu giếm ấy như muốn cảm ơn lời nhắc nhở của chị Tí.

Ví dụ: (47) Trời ơi! [NL8, 189].

Lũ cung nữ trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài sửng sốt, sợ hãi khi biết Ngô Hạch cùng quân khởi loạn phá cửa điện đến bắt mình.

d. Sắc thái nghĩa tình thái cảm xúc buồn khổ, nối tiếc, xót xa, đau đớn

Phương tiện có trong nhóm sắc thái ý nghĩa này bao gồm: ôi, ơi, ối chao, ôi làng nước ôi, làng nước ôi, trời, trời ơi. Các phương tiện này có tần số sử dụng là 15 (chiếm 53,6% tổng lượt dùng).

Ví dụ: (48) Ối làng nước ôi! [NL4, 147].

Ví dụ: (49) Thằng Lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi! [NL4, 147].

Hình ảnh của Chí ở hai ví dụ trên trong truyện ngắn Chí Phèo lúc say rượu vừa đi vừa chửi, ăn vạ, kêu cứu hết sức đáng thương. Phải chăng đằng sau sự lảm nhảm của hắn là tiếng kêu gào tuyệt vọng khi thèm khát được giao tiếp với đồng loại. Trong cơn say, hắn nhận ra được sự cô đơn khủng khiếp của một con người bị xã hội ruồng bỏ. Hắn cứ chửi, nhưng chửi xong hắn tự nghe. Mọi người đều im lặng, duy chỉ có

mấy con chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng. Chí Phèo đã bị từ chối quyền làm người tuyệt đối.

e. Sắc thái nghĩa tình thái cảm xúc coi thường, khinh ghét, đay nghiến, bực tức

Phương tiện tham gia biểu thị sắc thái ý nghĩa này gồm: ồ, mặc kệ, mẹ bố. 2 phương tiện được sử dụng 6 lần (chiếm 21,4% tổng số lượt sử dụng).

Ví dụ: (50) Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào, đây mặc kệ! [NL7, 174]

Đây là lời của nhân vật ông lí trong truyện ngắn Tinh thần thể dục. Khi bác Phô gái xin ông lí cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do đau ốm thì ông lí rất cương quyết không đồng ý và còn tỏ ra coi thường, bực tức trước lời van thống thiết đó.

Ví dụ: (51) Mẹ bố chúng nó! [NL7, 176]

Tiếp tục là thái độ vô cùng tức giận của ông lí khi biết thiếu những mười tám người đi xem đá bóng. Ông không những chửi rủa mẹ bố chúng nó mà còn ra lệnh cho quân lính đánh sặc tiết những kẻ trốn đi xem bóng.

Kết quả khảo sát trên cho ta thấy: phương tiện tập trung biểu thị sắc thái NTTCX buồn khổ, nối tiếc, đau đớn, xót xa (chiếm 53,6%). Đứng thứ hai là nhóm sắc thái NTTCX coi thường, khinh ghét, đay nghiến, bực tức là nhiều nhất (chiếm 21,4%). Thứ đến là nhóm sắc thái NTTCX vui mừng, phấn khởi, tự hào và nhóm sắc thái NTTCX sợ hãi, băn khoăn, lo lắng được sử dụng bằng nhau (cùng chiếm 10,7%). Cuối cùng là nhóm sắc thái NTTCX ngạc nhiên, thú vị (chiếm 3,6%).

Việc phân loại các phương tiện biểu thị NTT theo các nhóm sắc thái ý nghĩa trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi khó có ranh giới rõ ràng giữa các nhóm ý nghĩa và chúng còn phụ thuộc vào văn cảnh, đánh giá chủ quan của người nghe, người đọc.

2.3. Các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái xét trong quan hệ giữa người nói với người nghe với người nghe

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)