Nghĩa tình thái với việc khắc họa tính cách nhân vật Bá Kiến

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 76 - 77)

Văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 đã dựng lên rất nhiều nhân vật địa chủ từ sau lũy tre làng đó là Nghị Lại, Nghị Quế, Bá Kiến. Tuy nhiên tiêu biểu hơn cả là nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

Đối với Bá Kiến, Nam Cao không hề tả diện mạo, chỉ nói đến tiếng quát rất sang, cái cười Tào Tháo cùng những lời thoại đối với các nhân vật khác trong truyện mà khiến người đọc khó quên.

Đây là một tên địa chủ xảo quyệt, lọc lõi và khôn ngoan. Khi biết Chí Phèo say rượu đến rạch mặt ăn vạ, hắn đã hiểu cơ sự và nhanh chóng tìm được kế sách thích hợp nhất để đối phó. Hắn quát mấy bà vợ và đuổi họ vào nhà bằng một thái độ coi thường:

Ví dụ: (11) Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì. [NL4, 148].

Tiếp theo, giọng cụ dịu ngọt một chút với lời đề nghị thể hiện thái độ thân mật, tình cảm:

Ví dụ: (12) Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! [NL4, 148].

Đến khi còn trơ lại mình Chí Phèo, hắn bắt đầu giở giọng đường mật, vồn vã mời Chí vào nhà uống nước.

Ví dụ: (13) Cứ vào đây uống nước đã. [NL4, 148].

nhẹ nhàng (bằng phương tiện cứ) tỏ vẻ thân mật, nhằm khuyên nhủ, phỉnh nịnh Chí, để Chí tiếp tục nghe lời mình.

Chưa đủ, cụ tiên chỉ làng Vũ Đại còn nhận họ hàng với anh đinh khốn khổ này bằng một giọng thân tình, ngọt ngào:

Ví dụ: (14) Ai chứ anh với nó còn có họ hàng kia đấy. [NL4, 148].

Cách cư xử ấy chứng tỏ Bá Kiến là tên địa chủ biết kiềm chế, khôn ngoan, nhanh trí, đầy kinh nghiệm, hiểu đời. Hắn như đã hiểu và đi guốc trong bụng Chí Phèo (kẻ ưa phỉnh nịnh, hám cái lợi trước mắt).

Không chỉ khôn ngoan, thủ đoạn, Bá Kiến còn là kẻ háo sắc, ghen tuông, đồi bại, nhẫn tâm và tàn bạo. Chính sự ghen tuông vô cớ của Bá Kiến đã góp phần đẩy Chí vào nhà tù khổ sai. Để từ đó, khi ra tù, Chí đã trở thành con quỷ giữ của làng Vũ Đại.

Chỉ vài lời đối thoại với Chí Phèo thôi mà chúng ta có thể biết rõ bản chất của nhân vật Bá Kiến. Nghĩa tình thái trong câu qua các phương tiện trên đã góp phần dựng lên một Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ, cường hào, vừa có những nét riêng biệt là sự gian hùng, nham hiểm và khôn ngoan. Bá kiến đã trở thành nhân vật mang tính cách điển hình trong văn học hiện thực Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)