Nghĩa tình thái với việc thể hiện chủ đề đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 84 - 85)

Hạnh phúc của một tang gia là đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ, đây cũng là màn kịch đặc sắc nhất trong tác phẩm.

Có thể nhận định rằng, chủ đề của đoạn trích được thể hiện ngay ở nhan đề. Nhan đề vừa gây sự chú ý, vừa phản ánh được một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn, đã là tang gia mà còn hạnh phúc được sao? Tác giả đã dựng lên cảnh bối rối, lo lắng trong gia đình cụ cố Hồng để chuẩn bị tổ chức cho một đám ma thật linh đình, như một ngày hội.

Cái chết của cụ tổ được con cháu chờ đợi từ lâu. Nay thành sự thật, đó là niềm hạnh phúc chung cho đại gia đình. Cha chết, ông chết mà lũ con cháu vô tâm ai cũng vui mừng, sung sướng. Mẹ cậu Tú Tân bề ngoài thì có vẻ sốt ruột, lo lắng nhưng thực chất bên trong đang rất vui:

Ví dụ: (36) Ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi. [NL3. 126].

Sử dụng kiểu câu giả thiết giá…thì mang NTNT hiện thực; và tổ hợp từ may mang NTTĐG tích cực, câu nói đã góp phần thể hiện niềm vui, sự trân trọng của cụ bà đối với ông Xuân. Bà cụ cho rằng, nhờ ông Xuân mà có sự xuất hiện của sáu chiếc xe, sư chùa Bà Banh, hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ mõ, một của ông Xuân,... làm đám ma thêm long trọng, hoành tráng và danh giá. Nhờ cái chết của cụ tổ mà cậu Tú Tân con bà mới có dịp để chụp được những bức ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt. Bạn bè cậu cũng ủng hộ nhiệt tình trò lố ấy bằng hành động rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau. Và còn rất nhiều sự lố bịch của những con người khác nữa.

Cái chết của cụ cố tổ thật đáng thương, đáng khóc. Cái chết ấy đã vạch rõ bộ mặt của đại gia đình bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa kia. Những kẻ được coi là Âu hóa, văn minh thực chất chỉ là một lũ đồi bại về đạo đức. Cả cái xã hội thượng lưu đó thật giả dối, lố lăng, vô liêm sỉ.

Đoạn trích cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận người dân trong xã hội Việt Nam. Dưới ngòi bút hiện thực trào phúng, nhà văn phê phán mạnh mẽ bản chất của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 84 - 85)