Nghĩa tình thái với việc thể hiện chủ đề đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 89 - 90)

Từ tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực và trực tiếp của nhân dân. Vũ Như Tô là người có sự phân minh phải trái rõ ràng, ông căm ghét vua Lê Tương Dực (một nhà vua chỉ biết đến ăn chơi, hưởng lạc, …). Mặc dù ông rất thương dân, thương thợ nhưng ông vẫn nhận xây Cửu Trùng Đài và tích cực xây đến cùng sao cho công trình thật hùng vĩ, tráng lệ. Bởi đó là niềm khát khao bấy lâu nay của ông. Nhưng thực tế đã chống lại ông, chống lại khát vọng của nhân vật này. Người nghệ sĩ tin tưởng vào lí tưởng nghệ thuật của bản thân đến mức đến lúc chết vẫn tin mình vô tội, mình có công, đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô coi Cửu Trùng Đài là lẽ sống của mình:

Ví dụ: (46) Người quân tử không bao giờ sợ chết. [NL8, 186].

Đan Thiềm và Vũ Như Tô đều là những con người say mê cái đẹp, cái tài. Họ đau đớn đến tột cùng khi mộng lớn không thành:

Ví dụ: (48) Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt! [NL8, 191]. Ví dụ: (49) Đan Thiềm, xin cùng vĩnh biệt! [NHL8, 191].

Lời nói mang sắc thái NTTTĐ tôn trọng (qua ông Cả, Đan Thiềm, ông, bà) và sắc thái NTTĐL được phép (bằng phương tiện xin) là sự đồng cảm và nuối tiếc trong nỗi đau thất bại của cả hai nhân vật. Đó cũng là lời vĩnh biệt mãi mãi với Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong lửa thiêu và nước mắt.

Trước nỗi đau của sự thất bại thê thảm, màn kịch muốn lên án bạo chúa, rồi những kẻ cầm đầu quân nổi loạn. Trên tinh thần nhân văn, vở kịch cũng luôn ca ngợi nhân cách nghệ sĩ chân chính và tài hoa như Vũ Như Tô, những tấm lòng tôn thờ nghệ thuật đến mức quên mình như Đan Thiềm. Đồng thời, Nguyễn Huy Tưởng nêu bật lên tầm quan trọng của việc điều hòa giữa việc phục vụ đời sống nhân dân và khát vọng vươn lên chiếm giữ đỉnh cao bằng mọi giá của nghệ thuật. Nếu thiên về dân sinh, nghệ thuật sẽ không còn là chính mình. Nhưng nếu chỉ biết đến bản thân mình, nghệ thuật rất có thể trở thành hóa thân của cái ác. Phải biết nhìn nhận giữa lí tưởng, nghệ thuật với hiện thực cuộc sống để tránh rơi vào bi kịch như Vũ Như Tô.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 89 - 90)