Nghĩa tình thái với việc góp phần thể hiện phong cách của nhà văn

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 90 - 106)

Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền tải các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng miêu tả, truyền vào đó một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn và phong cách của nghệ sĩ. Nghĩa tình thái trong lời thoại của các nhân vật sẽ góp phần thể hiện phong cách từng tác giả.

Xuất hiện trên văn đàn, cùng thời với nhiều nhà văn khác, nhưng Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng. Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã mang đến những nét nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho phong cách viết truyện ngắn của nhà văn.

Văn của ông nhẹ nhàng và tinh tế. Chỉ qua cách xây dựng nhân vật và qua những lời thoại thật tự nhiên, gần gũi với đời sống hiện thực mà tác phẩm Hai đứa trẻ

của ông đã trở thành một bài thơ về những cuộc đời với những thân phận nhỏ bé côi cút, bất hạnh đầy xót xa.

Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam chủ yếu xây dựng lên những lời thoại mang NTTTĐ và NTTĐL. Hai bộ phận NTT được sử dụng phổ biến này góp phần không nhỏ vào việc thể hiện phong cách tác giả. Qua nội dung, cách biểu đạt các câu chứa NTTTĐ và NTTĐL có thể thấy một Thạch Lam với văn phong nhẹ nhàng, thủ thỉ, kín đáo nhưng có sức ám ảnh lớn trong lòng bạn đọc. Tâm sự của nhân vật qua lời thoại thể hiện rất rõ điều đó.

Đối với bộ phận NTTĐL được sử dụng trong lời thoại của nhân vật thì Thạch Lam chủ yếu sử dụng sắc thái NTTĐL được phép và bắt buộc (tự mình hứa, cam kết,…). Cùng với đó là cách xưng hô chị - em, gọi tên chị Liên, em Liên, An,…giữa các nhân vật để thể hiện NTTTĐ thân thiết, gần gũi, lễ phép.

Ví dụ: (50) Em thắp đèn lên chị Liênnhé? [NL1, 95]. Ví dụ: (51) Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé. [NL1, 99]. Ví dụ: (52) Dậy đi, An. [NL1, 100].

Ví dụ (50), (51) là lời tâm tình, thủ thỉ, xin phép và đề nghị của bé An mang NTTĐL (biểu thị bằng tiểu từ tình thái nhé). Ví dụ (52) là lời gọi, giục em dậy đúng lúc cũng rất nhẹ nhàng, tình cảm của Liên (qua phương tiện đi). Bé An rất lễ phép với chị gái và những người lớn tuổi xung quanh, Liên luôn dành tình cảm trìu mến cho em trai

mình và lễ phép với mọi người (cách xưng hô chị - em, gọi tên,…). Việc dùng những phương tiện trên để biểu thị NTTĐL và NTTTĐ đã góp phần thể hiện văn phong nhẹ nhàng, tình cảm của Thạch Lam.

Ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam bình dị nhưng giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ. Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, bình dị như chính lời thoại của các nhân vật mà tác giả đã tái hiện lại. Cái đẹp trong văn chương của Thạch Lam chính là cái đẹp của tình người, cái đẹp của một trái tim nhân hậu. Đó cũng là cái đẹp của chất thơ đậm hương vị đời, một cái đẹp của ngòi bút độc đáo, là tinh thần nhân đạo sáng bừng trong trang văn, đáng để ta trân trọng và mến mộ.

Khác với phong cách nhẹ nhàng, tinh tế của Thạch Lam, văn chương Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc bởi cách xây dựng nhân vật điển hình, cách dẫn dắt câu chuyện và cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo.

Truyện ngắn Chữ người tử tù được sáng tác 1939, vì thế phong cách của ông khác khá nhiều so với thời gian sau cách mạng tháng Tám. Phong cách của nhà văn trong giai đoạn này có thể gói gọn trong một chữ “Ngông”. Ngông là thái độ khinh đời, làm khác đời dựa trên sự tài hoa, uyên bác và nhân cách hơn đời của mình. Nguyễn Tuân như muốn gửi gắm chất nghệ sĩ, chất ngông ấy vào chính nhân vật trong truyện. Phong cách đó được thể hiện khá rõ thông qua cách xây dựng lời thoại nhân vật mang NTTTĐ và NTTĐL.

Nếu nhà văn Thạch Lam chủ yếu xây dựng những lời thoại mang NTTTĐ thân mật, gần gũi để thể hiện một văn phong nhẹ nhàng, tình cảm thì Nguyễn Tuân lại chủ yếu xây dựng những lời thoại mang NTTTĐ tôn trọng, cung kính và khinh thường, xa cách để tạo nên một phong cách “ngông” đầy kiêu hùng nhưng thấm đẫm tình người.

Ví dụ: (53) Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm. [NL2, 111].

Ví dụ: (54) Kẻ mê muội nàyxin bái lĩnh. [NL2, 114]

Xét về vai giao tiếp trong hoàn cảnh này thì viên quản ngục và thầy thơ lại ở vai trên, nhưng thầy thơ lại đã rất lễ phép, xưng hô chúng tôi - ngài; viên quản ngục tự nhận mình là kẻ mê muội trước Huấn Cao. Bởi họ là người luôn trọng cái đẹp, cái tài của những bậc nhân quân tử như Huấn Cao đây. Thầy lại cung kính bao nhiêu thì Huấn Cao lại tỏ ra khinh miệt bấy nhiêu. Ông vẫn thản nhiên nhận thịt rượu vì coi đó

như một việc hiển nhiên (giống như trước khi ông vào tù). Đối với quản ngục, ông tỏ thái độ thách thức, khinh bạc đến tàn nhẫn bằng câu nói mang sắc thái NTTTĐ (xưng hô ngươi - ta):

Ví dụ: (55) Ngươi hỏi ta muốn gì? [NL2, 111].

Nguyễn Tuân đã tạo nên nét riêng biệt trong phong cách “ngông” của mình khi xây dựng nên một nhân vật có khí phách ngang tàng, tỏ ra bất chấp, không sợ ai, không chịu khuất phục ai như Huấn Cao. Huấn Cao đã đưa ra một đề nghị thẳng thắn:

Ví dụ: (56) Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. [NL2, 111].

Hai câu nói mang sắc thái NTTĐL bắt buộc, nói lên mong muốn của người nói (biểu thị bằng câu có muốn) và sắc thái NTTĐL cấm đoán (biểu thị bằng câu có đừng) cho thấy Nguyễn Tuân đã để nhân vật tự bộc lộ khí phách, cá tính mạnh mẽ của mình một cách rõ nét như chính con người tác giả. Dù là bậc anh hùng với khí phách ngang tàng nhưng Huấn cao cũng là người biết trọng nghĩa khí và nhân cách cao đẹp của người đời (ông khuyên thầy Quản nên thay chốn ở).

Hệ thống nhân vật trong những sáng tác của các tác giả cùng giai đoạn văn học 1930 - 1945 chủ yếu tập trung đi vào miêu tả cuộc sống bế tắc, số phận bất hạnh của những người nông dân khốn khổ đủ đường nhưng ở sáng tác của Nguyễn Tuân lại có sự khác biệt. Cách xây dựng và khắc họa tính cách nhân vật trong văn Nguyễn Tuân rất độc đáo. Vì say mê cái đẹp, luôn tìm tòi những nét riêng biệt, nên đối tượng trong tác phẩm phải là những con người tài hoa, khí phách hơn người. Tính cách nhân vật được thể hiện ở tâm trạng, suy nghĩ, sự đánh giá, thái độ và đã được bộc lộ rõ nét nhất ở lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật với nhau. Bộ phận NTTTĐ và NTTĐL được sử dụng chủ yếu trong lời thoại ở truyện ngắn này đã góp phần làm nổi bật phong cách Nguyễn Tuân - một phong cách “ngông” đầy kiêu hùng nhưng thấm đẫm tình người.

Không giống phong cách của Thạch Lam hay Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng chọn cách để lại dấu ấn, một phong cách rất riêng trong lòng bạn đọc là nhờ chất trào phúng có ở từng trang văn. Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và tiểu thuyết Số đỏ nói chung, Vũ Trọng Phụng đã khẳng định mình là nhà tiểu thuyết trác tuyệt.

Trước tiên phải khẳng định rằng, Vũ Trọng Phụng là nhà văn của hiện thực. Ông luôn nhìn thẳng vào sự thật, dám mổ xẻ, phanh phui, phơi bày thực trạng xã hội -

một xã hội lố lăng, suy đồi đạo đức. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia xây dựng rất ít lời thoại nhân vật. Nhưng chỉ bằng một số câu đối thoại mang NTTĐG và NTTTĐ, tác giả đã giúp người đọc có được cái nhìn khá rõ về nhân phẩm, đạo đức của một bộ phận người dân trong xã hội bấy giờ (xã hội thực dân nửa phong kiến)

Vũ Trọng Phụng là nhà văn bậc thầy của nghệ thuật trào phúng. Trong sáng tác của mình, nghệ thuật trào phúng như một điểm nổi bật, là sở trường, là yếu tố tạo nên dấu ấn riêng. Chẳng thế mà nhà văn miêu tả đám tang của cụ tổ (bằng những câu văn mang NTT) chẳng khác nào đám rước. Có vai hề là bầy con cháu, có vai hề là quan khách. Những giai thanh gái lịch đến đưa tang để chim nhau, cười tình với nhau, ghen tuông nhau, bình phẩm nhau. Tác giả để cho nhân vật của mình tự đánh giá, tự bộc lộ bản chất qua lời thoại mang sắc thái NTTĐG tích cực (câu có phương tiện chán, quá đi mất) và NTTTĐ (qua phương tiện ừ, thằng ấy, bỏ mẹ):

Ví dụ: (57) - Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ. - Còn xuân chán!

- Gớm cái ngực, đầm quá đi mất. … [NL3, 127].

Đây là những đánh giá, bình luận, thể hiện thái độ của người đi đưa tang. Họ như đi xem hội, bát nháo, hiếu kì, thật là giả dối, lố bịch. Đám rước đi đến đâu huyên náo đến đấy, rất vui, rất khoái trá. Từ cảnh hạ huyệt cũng phải tạo dáng để chụp ảnh, đến cảnh ông Phán dúi một cái giấy bạc năm đồng gấp tư cho Xuân, vừa để giữ chữ tín, vừa để tri ân người đã đem đến món lợi to cho mình,….tất cả đều vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh hài kịch được phác họa bởi sự suy đồi đạo đức của những nhân vật trong truyện. Nhà văn đã linh hoạt sử dụng nhiều thủ pháp châm biếm trào phúng cay độc bằng một số câu đối thoại mang NTTĐG và NTTTĐ để lột tả bộ mặt thật của những kẻ thất đức, bất nhân.

Ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng thấm đẫm cá tính sáng tạo: phong phú, sinh động, đầy góc cạnh. Đó là thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, vừa mỉa mai, chua chát như được tuôn trào từ mối căm phẫn, uất ức cao độ với xã hội đương thời bất công, phi nhân tính. Những câu văn mang NTTĐG và NTTTĐ đã góp phần phô bày mặt trái của xã hội, giúp nhà văn bộc lộ phong cách trào phúng độc đáo. Ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng quả là phũ phàng hơn, cay độc, dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác.

Cùng viết về đề tài cuộc sống và số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng văn chương Nam Cao lại gây được ấn tượng rất lớn cho người đọc bởi văn phong tỉnh táo, sắc lạnh mà đằm thắm yêu thương.

Giọng văn lạnh lùng, dửng dưng giúp cho Nam Cao tỉnh táo để phát hiện ra bản chất, hiện thực cuộc sống. Trong lời nói của nhân vật, nhà văn chủ yếu sáng tạo những câu đối thoại mang NTTNT và NTTĐG để góp phần làm nổi bật phong cách tình táo, sắc lạnh của mình. Nam Cao không hề dùng vẻ bóng bẩy của ngôn ngữ để tạo nên những câu nói ngọt ngào, hoa mĩ. Trong truyện, ông để cho nhân vật thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ:

Ví dụ: (58) Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết

thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng. [NL4, 148]

Chí Phèo không là anh hùng, nhưng nó rất liều lĩnh, dám dọa nạt cả bố con nhà Bá Kiến. Điều ấy cho thấy, khi những lao động lương thiện bị đẩy vào đường cùng họ sẵn sàng quay lại đáp trả bằng chính con đường lưu manh để tồn tại. Một hiện thực của xã hội đã được phơi bày, một xã hội “người ăn thịt người”.

Với sự tỉnh táo, sắc lạnh của mình, Nam Cao còn phát hiện ra được vẻ đẹp đáng quý ở người nông dân. Chí Phèo phải chịu đau khổ từ khi nằm trong bụng mẹ (con hoang), sinh ra không người thân thích, không mái ấm yêu thương. Lớn lên, từ một nông dân lương thiện đã bị đẩy vào tù và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại sau khi ra tù. Bát cháo hành và sự săn sóc của Thị Nở đã đánh thức bản tính bị tước đoạt hơn mười năm nay. Chí thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người. Chí muốn mọi người chấp nhận mình vào thế giới loài người, thế giới của người lương thiện (Tao muốn làm người lương thiện). Chí muốn sống lại ước mơ bình dị thời trai trẻ nhờ tình yêu của Thị Nở. Chí lại biết lắng nghe mọi âm thanh đời thường. Chí muốn mình với Thị Nở làm thành một đôi. Mong muốn ấy rất chân thành, xuất phát từ trái tim của một con người lương thiện:

Ví dụ: (59) Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? [NL4, 151].

Ví dụ: (60) Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. [NL4, 151].

Câu văn mang NTTNT hiện thực (kiểu câu giá…thì), NTTĐL (lời ngỏ ý, xin phép hay là) và cách xưng hô thân mật mình - tớ thuộc NTTTĐ đã giúp chúng ta phát

hiện được vẻ đẹp đáng quý ở người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao. Vẻ đẹp đó là khát khao có được hạnh phúc gia đình - một ước mong bình dị và chân chính.

Giọng điệu chính của Nam Cao trong truyện ngắn là giọng, điệu nói của người nông dân đồng bằng Bắc bộ: cộc, đốp chát và thẳng thắn. Nam Cao đưa ngôn ngữ làng quê vào truyện của mình rất tự nhiên, gần gũi. Cách xưng hô: mày - tao, mình - tớ, bố con nhà mày, mình, tớ,... mang NTTTĐ đã thể hiện được thái độ yêu, ghét, tôn trọng hay khinh thường rất rõ ràng trong từng lời nói của nhân vật.

Với phong cách nghệ thuật độc đáo, Nam Cao đã gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ sâu xa, những triết lí về cuộc sống thật ý nghĩa. Và NTT của câu trong các đoạn hội thoại đã góp phần thể hiện rõ hơn phong cách sắc lạnh, tỉnh táo mà đằm thắm yêu thương của nhà văn này.

Một đại diện tiêu biểu cho mảnh đất phương Nam ở giai đoạn văn học này đó chính là Hồ Biểu Chánh. Hồ Biểu Chánh được coi là người mở đường cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, đồng thời ông đã góp phần làm phong phú thêm cho chữ Quốc ngữ. Đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của ông là cuộc sống của những người dân Nam Bộ. Tiểu thuyết của ông phần lớn là đề cập đến vấn đề luân lí, đạo đức có được ở những con người bình dị: tình nghĩa cha con, xóm làng, bạn bè,…

Lời văn của ông bình dị, tự nhiên, có khi trơn tuột như lời nói thường ngày. Cũng có đoạn tả khá linh hoạt và khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo, khiến người đọc có cảm xúc tức thì trước từng câu chữ. Điều đặc biệt là, tác giả xây dựng rất nhiều lời thoại để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, tính cách mà không cần miêu tả nhiều. Chúng ta nhận thấy, NTT có ở lời thoại mà nhà văn xây dựng cho nhân vật chủ yếu là bộ phận NTTĐL và NTTTĐ.

Ví dụ: (61) Con đừng có cãi cha. Con phải về đặng lo cưới vợ. [NL5, 165].

Ví dụ: (62) Con không đành để cha đi một mình. Con muốn theo cha kiếm chỗ cho cha ăn ở yên nơi rồi con sẽ về. [NL5, 167].

Hai câu nói ở ví dụ (60) mang NTTĐL cấm đoán (đừng) và NTTĐL bắt buộc (phải) đã thể hiện sự kiến quyết, thẳng thắn của người cha và bộc lộ tấm lòng đôn hậu, đại lượng của cha đối với đứa con tội nghiệp. Đến ví dụ (61), tác giả tiếp tục để cho nhân vật thằng Tí thể hiện tình cảm trực tiếp với cha qua lời thoại mang NTTĐL

sắc thái bắt buộc (bằng phương tiện phải - nói tới trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người sinh thành) và qua cách xưng hô cha - con mang NTTTĐ rất thân tình, cảm động.

Với cái nhìn con người trên phương diện đạo đức (bằng các câu văn mang NTTĐL), nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật chân thực mang phẩm chất tốt đẹp trong quan niệm và văn hóa truyền thống. Đồng thời, NTTĐL và NTTTĐ có ở những câu văn trong các đoạn hội thoại đã giúp ông khắc họa được tính cách con người Nam Bộ - thật thà, chất phác một cách đậm nét. Bằng phong cách nghệ thuật rất riêng, bình dị, sáng tác của ông hiện lên như một bức tranh về cuộc sống mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm của người dân miền Nam, nó như hiện ngay trước mắt và thật gần gũi đối với chúng ta.

Khác với những nhà văn cùng thời, Nguyễn Ái Quốc là một nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thơ văn chỉ là một bộ phận nhỏ trong sự nghiệp của Người. Thế nhưng, những sáng tác văn chương này chính là nơi kết tinh, soi tỏ tài năng và thể hiện một phong cách rất riêng, độc đáo của Nguyễn Ái Quốc.

Ở lĩnh vực truyện ngắn, những tác phẩm này giàu chất trí tuệ, tính hiện đại,

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 90 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)