Nghĩa tình thái với việc khắc họa tính cách nhân vật người con thằng Tí

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 77 - 78)

Người con - thằng Tí là một trong những nhân vật chính được nhà văn Hồ Biểu Chánh xây dựng trong đoạn trích Cha con nghĩa nặng.

Tí là con cả trong gia đình có ba anh em. Phải sống với ông ngoại từ nhỏ, thằng Tí biết thương ông nghèo cực, vất cả, nó đã xin ông ngoại cho đi giữ trâu, làm mướn để lấy tiền giúp ông nuôi em. Điều ấy chứng tỏ Tí là người cháu rất ngoan, hiếu thảo, biết suy nghĩ và rất thương ông.

Cha Tí đi biền biệt mười một năm trời. Sự trở về của cha là một bất ngờ lớn nhất đối với Tí. Nó nhìn thấy cha mình, vội chạy riết lại nắm tay, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói:

Ví dụ: (15) Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy. [NL5, 165].

Thằng Tí ngỡ cha nó đã chết rồi, nhưng khi biết cha còn sống, nó bất ngờ và hạnh phúc vô cùng:

Câu nói mang sắc thái NTTNT phi hiện thực (qua tưởng), NTTĐG về tính bất ngờ (té ra) và sắc thái NTTTĐ thân mật, gần gũi (qua cách xưng hô cha - con) đã góp phần khắc họa phẩm chất hiếu nghĩa, luôn yêu thương cha mình của nhân vật thằng Tí.

Tí là một người con hiếu thảo, biết xử sự một cách trọn nghĩa vẹn tình. Nó không muốn để cha ra đi và sống khổ cực một mình lần nữa, còn người cha Trần Văn Sửu lại không muốn các con bị ảnh hưởng xấu vì mình. Hai cha con bàn tính ngược xuôi mãi cuối cùng cũng đưa ra được quyết định, hai cha con sẽ trở về làng Phú Tiên sinh sống trong hạnh phúc đoàn tụ.

Không chỉ hiếu thảo, Tí còn chứng tỏ tính cách mạnh mẽ và kiên quyết của một chàng trai mới lớn bằng câu nói mang NTTNT hiện thực (qua kiểu câu hễ …thì)

Ví dụ: (17) Hễ cha đi thì con đi theo. [NL5, 166] Thằng Tí đã tự nhận biết:

Ví dụ: (18) Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi

cha chứ. [NL5, 166].

Câu nói mang NTTĐL bắt buộc (qua con phải, chứ) cho thấy Tí đã ý thức được trách nhiệm về đạo làm con đối với những người sinh thành. Và cuối cùng, Tí đã đưa ra được lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp: hai cha con cùng lên Phú Tiên sống những ngày đoàn tụ vui vẻ.

Tính cách nhân vật Trần Văn Tí cũng chính là tính cách điển hình cho con người Nam Bộ, hiếu nghĩa, mạnh mẽ và đầy kiên cường.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)