Nghĩa tình thái với việc thể hiện chủ đề truyện ngắn Chữ người tử tù

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 82 - 84)

Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao - một con người tài hoa, có tâm trong sáng, khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

Mặc dù viên quan ngục cũng là một nhân vật có tính cách độc đáo, góp phần làm sáng tỏ chủ đề truyện ngắn, nhưng hình tượng nhân vật Huấn Cao mới là yếu tố chính làm nên nội dung của tác phẩm.

Huấn Cao là một nguyên mẫu lịch sử có thật ở thế kỉ thứ XIX. Là thủ lĩnh trong phong trào chống lại triều đình, khi bị giam vào nhà ngục, Huấn Cao đã thể hiện ngay khí phách ngang tàn:

Ví dụ: (32) Rệp cắn tôi đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi. [NL2, 110]

Huấn Cao muốn bạn tù của mình đồng tình với việc dỗ gông và coi việc đó là điều bắt buộc phải làm bấy giờ. Đồng thời ông cũng nói để cho lũ lính canh nghe thấy. Huấn Cao hiên ngang, không sợ gì ai. Câu nói của tên lính áp giải:

Ví dụ: (33) Mai mốt chi đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. [NL2, 110].

Trước câu nói đầy mỉa mai, khinh thường ấy, Huấn Cao không thèm để ý, không thèm chấp.

Ông đã trả lời viên quản ngục bằng thái độ khinh miệt, đồng thời đưa ra yêu cầu, đề nghị của mình:

Ví dụ: (34) Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. [NL2, 111].

Điều ấy chứng tỏ ông là người không quỵ lụy trước cường quyền. Đó là khí phách của một người anh hùng.

Huấn Cao là người biết trân trọng những người có tài và nhân cách cao đẹp. Vì thế mà ông đã nhận lời cho chữ, cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Nhân vật quản ngục được xây dựng vừa để tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp nhân cách của một con người đang được dẫn dắt bởi cái tài, cái thiện.

Lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục với tình cảm chân thành (qua NTTĐL mang sắc thái bắt buộc) và thái độ tôn trọng (mang NTTTĐ) lại một lần nữa khẳng định thiên lương trong sáng ở con người ông:

Ví dụ: (35) Takhuyên thầy Quản nên thay trốn ở đi. …[NL2, 114].

Quản ngục cúi đầu nghe lời khuyên răn rồi nghẹn ngào nói: kẻ mê muội này xin bái lĩnh.

Trên cái tăm tối nơi ngục tù hiện lên ba đốm sáng là Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại. Đó là minh chứng cho quan niệm của tác giả về sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối; của cái tài, cái đẹp trước cái nhem nhuốc, tục tằn; của thiên lương trước tội ác. Người tài cao đức trọng sẽ bất tử với thời gian.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 82 - 84)