Nghĩa tình thái với việc khắc họa tính cách nhân vật ông Lí

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 79 - 80)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất đông đảo thuộc đủ các tầng lớp trong xã hội: từ nông dân đến tầng lớp quan lại, cường hào, lính tráng, địa chủ thôn quê. Nổi bật trong đó là nhân vật ông Lí, một đại diện cho tầng lớp quan lại lúc bấy giờ.

Nhà văn rất thuộc lời ăn tiếng nói của mỗi hạng người trong xã hội. Loại nào có ngôn ngữ của loại ấy, không trộn lẫn. Chính ngôn ngữ đối thoại đã làm bộc lộ bản chất, tính cách của nhân vật một cách sinh động.

Ông lí là đại diện cho tầng lớp quan lại phong kiến, mà những ông quan, bà lớn này thì lại luôn tỏ thái độ khinh miệt người nghèo, vô lương, dửng dưng trước nỗi đau bất hạnh của người dân nghèo. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:

Ví dụ: (23) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt

mày rồi. [NL7, 173].

Mặc cho lời van xin thống thiết của anh Mịch và bác Phô gái thì ông lí vẫn không một chút mảy may động lòng.

Khi thấy của đút lót từ bà cụ Phó Bính thì thái độ ông lí nhã nhặn hơn. Điều ấy thể hiện qua câu nói mang NTTĐG về mức độ (lắm) và NTTTĐ tôn trọng (xưng hô

tôi - bà). Ông lí tỏ ra lo lắng khi nhận quà biếu của bà cụ. Điều ấy càng chứng tỏ ông ta là một tên quan tham lam, giả tạo, thiếu liêm sỉ:

Ví dụ: (25) Tôi nhận lễ của con bàtôi lo lắm. [NL7, 175].

Cụ bà Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có tiền hơn. Bà có ba hào đút lót ông lí. Bà có tiền để thuê người đi thay con mình. Vì vậy ông lí không dọa nạt mà chỉ trách nhẹ như trên.

Không những không có tình người, tham lam, giả tạo mà lí trưởng còn là kẻ độc ác, tàn nhẫn. Ông ta cậy quyền ỉ thế ức hiếp dân lành, luôn dọa nạt, đánh đập, chửi rủa một cách vô nhân đạo:

Ví dụ: (26) Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu. Mẹ bố chúng nó! [NL7, 176].

Thật đáng thương cho những người dân nghèo khổ. Trong khi cuộc sống vô cùng cực nhọc thì xã hội lại sinh ra những kẻ không có lương tâm, tham lam như lí trưởng và chính quyền tay sai phong kiến.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)