Viên quản ngục là một nhân vật độc đáo trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Nếu như Huấn Cao là biểu tượng của cái đẹp với sức mạnh hướng thiện thì nhân vật viên quản ngục được sáng tạo ra để hiện thực hóa sức mạnh ấy. Có nhân vật này thì ý đồ của nhà văn mới thực hiện được. Đây đúng là viên quản ngục của Nguyễn Tuân.
Theo lời giới thiệu của tác giả thì được biết viên quản ngục đã từng đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền. Trong hoàn cảnh đề lao, người biết trọng người ngay như viên quản ngục đây được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
Tính cách của nhân vật ngày luôn có sự vận động. Trước khi là quản ngục, ông ta cũng là người đèn sách. Nhưng sự đời rủi ro, những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt. Quản ngục sa vào chỗ tối tăm, phẩm chất đó đã hoen ố đi ít nhiều.
Là người say mê cái đẹp, biết trọng người tài và nhân cách cao thượng của con người, viên quản ngục đối xử rất tốt với Huấn Cao. Hàng ngày, ông sai người dâng rượu với thức nhắm, nói năng hết sức cung kính với người tù này.
Ví dụ: (7) Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết
ngài là một người có nghĩa khí, tôimuốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín
cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cần gì thêm gì nữa xincho biết. [NL2, 111].
Bằng những câu nói mang NTTĐG về mức độ (qua phó từ lắm), NTTNT hiện thực (qua phương tiện thì, biểu thị sự khẳng định về hiện thực), NTTĐL sắc thái bắt buộc, sắc thái được phép (qua miễn là, xin, cho) và NTTTĐ thể hiện sự tôn trọng (qua cách xưng hô tôi - ngài) Nguyễn Tuân đã giúp người đọc thấy được phẩm chất tốt đẹp trong con người viên quản ngục. Vì trọng nghĩa khí, tài năng và khí phách của Huấn Cao mà quản ngục không ngần ngại thể hiện sự kính trọng, biệt đãi trước một tù nhân như Huấn Cao.
Khi nghe bọn lính lệ nhắc đến hai từ để tâm, ông chỉ ung dung nói: Ví dụ: (8) Các chú chớ nhiều lời. [NL2, 111].
NTTĐL với sắc thái ý nghĩa bắt buộc thông qua phó từ chớ nói rằng: hành động nhiều lời của lính lệ buộc phải dừng lại, họ phải có trách nhiệm thực hiện hành
động đó. Đồng thời thầy quản cũng thể hiện được thái độ không vừa lòng của mình đối với bọn lính lệ và bộc lộ tấm lòng tôn kính của mình đối với Huấn Cao. Những hành động biệt nhỡn liên tài ấy cũng đều xuất phát từ suy nghĩ: ông không muốn những ngày cuối cùng của cuộc đời, Huấn Cao phải chịu cực khổ.
Được Huấn Cao cho chữ và khuyên răn, ông biết ơn vô cùng. Bị cái đẹp và nhân cách cao thượng của Huấn Cao khuất phục, viên quản ngục thực sự cảm động, cũng giống như Huấn Cao cảm động trước sở thích cao quý và tấm lòng của ngục quan. Đó là điểm gặp gỡ để họ trở thành tri âm, tri kỉ. Sự khiêm tốn, thành kính và tri kỉ ấy được đánh dấu bằng câu nói mang sắc thái NTTĐL được phép (qua động từ tình
xin) và sắc thái NTTTĐ cung kính (tự nhận mình là kẻ mê muội): Ví dụ: (9) Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. [NL2, 114]
Quản ngục đã trở thành một sáng tạo nghệ thuật rất mực sinh động, vừa để tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của Huấn Cao lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một con người đang được cảm hóa và dẫn dắt bởi cái đẹp, cái thiện.