Nghĩa tình thái với việc thể hiện chủ đề truyện ngắn Tinh thần thể dục

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 88 - 89)

Tinh thần thể dục là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1936 - 1939, giai đoạn chín muồi cả về tài năng và tư tưởng nghệ thuật của ông. Đây là một truyện ngắn trào phúng với chủ đề phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp của bọn cầm quyền thực dân phong kiến trong khi đời sống nhân dân còn vô cùng nghèo khổ.

Quan trên lệnh người dân xã Ngũ Vọng phải đi xem đá bóng. Người thì van xin, chạy tiền, người thì trốn tránh, không một ai muốn đi xem. Vì họ phải lo làm thuê kiếm ăn, người thì ốm yếu, người lại không có quần áo lành lặn,…

Ví dụ: (44) Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. [NL7, 174].

Bác Phô gái đưa ra lí do để xin cho chồng và cam kết với ông lí về sự thât đau ốm của anh Mịch. Những lời van xin, quỵ lụy của bác Phô gái đều bị ông lí gặt phắt.

Lí dịch trong làng tìm đủ mọi cách đánh đập, bắt bớ, dọa nạt,… Người trong làng trốn như chạy giặc. Cuối cùng lí dịch cũng săn lùng, bắt ép được chín mươi tư người đi xem bóng đá. Cuộc đi xem diễn ra như một cuộc giải tù binh. Ông lí vừa đi vừa chửi:

Ví dụ: (45) Tuần, chúng bay phải kèm chung quanh giúp tao. Đứa nào trốn về

thì ông bảo. [NL7, 177].

Ví dụ: (46) Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc. [NL7, 177].

Hắn bực tức yêu cầu, ra lệnh cho lính áp giải (bằng câu nói có sắc thái NTTĐL bắt buộc phải) canh chừng không để một ai chốn, đồng thời thể hiện thái độ khinh thường người dân qua một số phương tiện biểu thị NTTTĐ (tổ hợp từ mẹ bố và các từ xưng hô tao, chúng nó, ông). Lí trưởng luôn chửi rủa người dân một cách tàn nhẫn.

Một phong trào thể thao, vậy mà tất cả người dân đều quay lưng, chạy trốn. Hay thay cho cái phong trào dối trá, cái xã hội tạp nham đang làm trò hề giữa ban ngày.

Câu chuyện của nhà văn đã tạo nên tiếng cười trào phúng, châm biếm sâu cay, mang tính chất phê phán mạnh mẽ, ném thẳng vào chế độ thực dân phong kiến thối nát.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 88 - 89)