Nghĩa tình thái với việc thể hiện chủ đề truyện ngắn Chí Phèo

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 85 - 86)

Trong dòng chảy của văn học hiện thực ở nước ta trước cách mạng tháng Tám 1945 có rất nhiều tác giả đưa đề tài người nông dân vào sáng tác của mình. Một trong số đó chúng ta phải kể đến là truyện ngắn Chí Phèo.

Qua truyện ngắn Chí Phèo, Nam cao đã khái quát một hiện tượng trong xã hội trước cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo, tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

Mở đầu tác phẩm là tiếng kêu đầy chua xót của Chí Phèo:

Ví dụ: (37) Ối làng nước ôi! Cứu tôi với! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi!

Thằng Lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi! [NL4, 147].

Tiếng kêu than trong tuyệt vọng, đau đớn. Ai, ai đã làm cho Chí rơi vào bi kịch của một con người mất cả nhân hình lẫn nhân tính? Đó chính là Bá Kiến, Lí Cường, là chánh Tổng, là đội Tảo, nhà tù…những kẻ bì ổi, thối tha; những nơi tăm tối, nhơ bẩn.

Chí Phèo nhận biết được Bá Kiến là kẻ xấu xa, độc ác. Khi xưng hô với Bá Kiến (dù về tuổi tác, hắn chỉ đáng tuổi con cháu) Chí đã gọi mày, xưng tao. Nhất là khi nhận ra Bá Kiến chính là kẻ đẩy Chí vào bước đường cùng, Chí Phèo luôn miệng xưng tao:

Ví dụ: (38) Tao đã bảo tao không đòi tiền. [NL4, 154].

Chí Phèo thật ngông nghênh, coi thường tên quan độc ác, gian hùng Bá Kiến. Không phải lúc nào Chí cũng chửi bới, cũng uống rượu để quên đi nỗi đau mà những con người độc ác như Bá Kiến đã mang lại. Có đôi khi Chí muốn tìm về và trở lại với bản chất lương thiện vốn có của mình. Hắn rung động trước thị Nở, rung động trước sự quan tâm của người đàn bà này dành cho mình mà chưa bao giờ Chí nhận được từ ai. Cho nên cách nói chuyện của Chí Phèo cũng khác hẳn:

Cách xưng hô mình - ta vừa thể hiện sự gần gũi, thân mật, vừa mộc mạc, giản dị. NTTĐL thể hiện qua lời đề nghị hay là, là một tâm sự rất chân thành. Chính sự đối lập trong cách xưng hô đã làm bộc lộ phần con người nhất ở Chí Phèo, chứng tỏ hắn vẫn biết yêu thương và rung động. Nhờ chi tiết này, Nam cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ.

Nhưng bi kịch và đau đớn thay, thị Nở dở hơi đã không giúp Chí trở về với con người lương thiện. Kết thúc truyện là cái chết giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết, cấp bách: hãy biết yêu thương đồng loại. NTT của câu trong các đoạn hội thoại đã góp phần không nhỏ vào việc thể hiện chủ đề tác phẩm này.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)