Nghĩa tình thái với việc thể hiện chủ đề đoạn trích Cha con nghĩa nặng

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 86 - 87)

Thật không có nhan đề nào hay hơn thế. Chính nhan đề đã thể hiện được chủ đề của đoạn trích về tình nghĩa cha con thật cảm động.

Sau hơn mười năm trốn tránh, Trần Văn Sửu lẻn về quê thăm con. Hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức. Thằng Tí đã đến kịp thời, nếu chỉ chậm vài bước chân thì cha nó đã sang thế giới bên kia:

Ví dụ: (40) Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy? [NL5, 165].

Tí kêu cha thật to như vừa khóc vừa hờn tủi. Hành động của đứa con trai tội nghiệp đã làm người cha bồi hồi, mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước trong mắt tuôn ròng ròng. Hai cha con cứ ôm nhau mà khóc.

Tình cảm giữa các nhân vật trong đoạn trích cũng thật phân minh. Bố vợ không vì con gái mà thù oán con rể; con không vì cha làm mẹ chết mà oán hận cha. Chồng không vì vợ lăng loàn mà khiến con khinh bỉ, hận thù mẹ. Ta cảm động trước tấm lòng bao dung, độ lượng của những con người ấy.

Ví dụ: (41) Con không nên phiền trách má con. Má con có quấy là quấy với

cha, chứ không quấy với con. Mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhớ làm chi? [NL5, 165].

Đây là lời khuyên, đề nghị (qua phương tiện không nên, mang NTTĐL bắt buộc) rất chân thành với thái độ thân mật, gần gũi (qua cách xưng hô cha - con, má con; biểu thị NTTTĐ) nhưng cũng rất tôn trọng mẹ thằng Tí của nhân vật người cha.

Trần Văn Sửu và thằng Tí, những người chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, lam lũ quanh năm, thế mà cách sống, cách ứng xử của hai cha con thật đẹp. Trước bi kịch gia đình, tình cảm cha con vẫn sắt son sâu nặng. Đặc biệt là thằng Tí - một đứa con hiếu thảo, hiếu nghĩa, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để chăm sóc và bù đắp cho cha. Hai cha con là hiện thân bao phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Nam Bộ.

Cha con nghĩa nặng là bài ca đạo lí. Ngòi bút của Hồ Biểu Chánh chứa chan vị đời và tình người. Trong hoàn cảnh đạo đức xã hội có phần xuống cấp như hiện nay, không ít cha mẹ vô trách nhiệm với con cái và ngược lại thì tác phẩm này như một tấm gương có giá trị thật đáng quý.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 86 - 87)