Tính cách của nhân vật vua Khải Định trong truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) sẽ được khắc họa thông qua những lời đối thoại trong cuộc trò chuyện của đôi trai gái người Pháp.
Thái độ kì thị chủng tộc, phân biệt màu da đã khiến cho đôi trai gái người Pháp cũng như bao người khác trong xã hội Pháp lúc ấy coi Khải Định như một hiện tượng lạ. Thêm cái mác hoàng thượng cùng trang phục lố lăng, khiến vị vua An Nam nhanh chóng trở thành trung tâm chú ý. Lời chào mừng đầy kín đáo:
Ví dụ: (19) Hắnđấy! [NL6, 168]. Ví dụ: (20) Chắc thật à? [NL6, 168].
Ví dụ: (21) Thế hay là hắn đã đem tất cả các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi?
[NL6, 168].
Vua được gọi là hắn, được nhìn với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò, phỏng đoán (chắc, à, hay là) đã thể hiện sự thiếu tôn trọng của đôi trai gái người Pháp khi nhắc tới Khải Định. Cái nón quý giá đính đầy vàng ngọc của ngài lại được những người Tây văn minh ngỡ là cái chụp đèn. Vẻ nhút nhát, lén lút, lúng túng càng làm cho Khải Định như một đồ vật ngơ ngác giữa thủ đô hoa lệ.
Khải Định chỉ xứng đáng như một trò mua vui, một tên hề không hơn không kém: Ví dụ: (22) Ích cho chúng ta lắm đấy. [NL6, 169].
Cô gái cảm thấy thích thú trước sự có mặt của Khải Định trên đất nước mình qua câu nói mang sắc thái NTTĐG mức độ (lắm), sắc thái nhận mạnh thông tin (đấy) và NTTTĐ thể hiện sự thân mật, gần gũi (xưng chúng ta). Trong mắt họ, vua An Nam đã trở thành tên hề mua vui không mất tiền mà lại được xem ngay trước mặt.
Mâu thuẫn giữa danh vị và hành động, đồng nhất giữa trang phục lố lăng, vô văn hóa, và những sở thích, lối sống quái dị, Khải Định tự lột mặt nạ của mình trơ khấc lại nguyên hình. Hóa ra, hắn chỉ là một tên vua chơi bời vô độ, bán nước hại dân.