Nghĩa tình thái với việc khắc họa tính cách nhân vật Liên

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 71 - 74)

Nhân vật Liên được nhà văn Thạch Lam đặt ở vị trí trung tâm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Tính cách, tâm hồn cô bé được tái hiện qua con mắt quan sát, những suy nghĩ cảm xúc khi đối diện với cuộc sống nơi phố huyện nghèo và đặc biệt là qua những lời đối thoại đầy tâm tình, suy tư với các nhân vật khác trong truyện. Với một thế giới nội tâm phong phú, tinh tế, Thạch Lam đã tái hiện một cách chân thực đầy sống động những vẻ đẹp tiềm ẩn trong nhân vật Liên.

Mở đầu tác phẩm, người đọc bắt gặp hình ảnh Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên, một cô bé - người lớn, nghĩa là Liên không còn hoàn toàn trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn. Tác giả gọi Liên là chị vì cô bé như một trái cây chín sớm trước dòng chảy nghèo khó của kiếp người. Liên đã biết quan tâm săn sóc em mình bằng tình cảm trìu mến, dịu dàng như người mẹ:

Ví dụ: (1) Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chịkẻo

ở trong ấy muỗi. [NL1, 95].

Ví dụ: (2) Ừ để rồichị bảo mẹ mua cái khác thay vào. [NL1, 95].

Ở phát ngôn đầu, Liên dùng từ hẵng để từ chối lời đề nghị đồng thời cũng ngăn cản hành động thắp đèn lên của bé An. Lời từ chối này rất nhẹ nhàng, dễ nghe và không làm bé An khó chịu chút nào, em chẳng phản ứng gì mà nghe chị bỏ bao diêm xuống bàn. Liên không dùng cách nói áp đặt (chưa được thắp đèn) mà dùng cách nói như là cho người nghe được tự lựa chọn (qua tổ hợp từ cũng được). Phát ngôn hai, Liên thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi với bé An qua cách xưng hô chị - em. Đồng thời Liên cũng thể hiện sự quan tâm đối với em trai bằng cách đưa ra đề nghị (ra ngồi đây) rất nhẹ nhàng mà không cần dùng đến những động từ, phó từ chuyên dụng (cần, phải, hãy, v.v.). Cô có giải thích vì sao đưa ra đề nghị đó bằng ngôn từ thật mộc mạc (kẻo thay cho vì, bởi). Nhân vật Liên tiếp tục thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu mong mỏi của em trai bằng phát ngôn thứ ba mang NTTĐL bắt buộc (qua tổ hợp từ để rồi). Với câu nói tâm sự của An (Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?) thì Liên đã nhanh chóng hiểu được và không hờ hững trước mong muốn của em mình. Liên hồi đáp bằng hành động tự cam kết, tự bắt buộc trách nhiệm bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Ba phát ngôn mang sắc thái NTTĐL miễn trừ, bắt buộc và sắc thái NTTTĐ thân mật, gần gũi đã góp phần khắc họa nét phẩm chất đáng quý trong con người Liên. Đối với em, cô bé luôn yêu thương, quan tâm và dành tình cảm đầy trìu mến.

Ví dụ: (3) Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ ra mắng chết. [NL1, 96].

Cô bé đảm đang, tần tảo thay mẹ quản lí cửa hàng tạp hóa như một người lớn. Câu nói mang NTTĐL (qua thôi) và NTTCX lo lắng (bằng phương tiện chết) đã góp phần khắc họa phẩm chất: có trách nhiệm, biết thu vén, lo toan, tính toán cho gia đình mình của nhân vật Liên.

Không chỉ biết thương em, quan tâm, thu vén cho gia đình nhỏ của mình, trái tim cô bé còn biết yêu thương, cảm thông, xót xa cho những kiếp sống nghèo khổ nơi phố huyện. Cô bé hỏi han, quan tâm chị Tí:

Vừa ra tới nơi, em Liên đã nhanh nhảu chào chị Tí. Điều ấy thể hiện cô bé rất lễ phép và biết tôn trọng những người lớn tuổi hơn mình. Không chỉ vậy, em còn dành tấm lòng thơm thảo cho cụ Thi qua cút rượu rót đầy:

Ví dụ: (5) A, em Liên thảo nhỉ? [NL1, 97].

Sự vui mừng của cụ Thi (thông qua thán từ a mang NTTCX) khi Liên rót đầy cút rượu cho mình như một lời khen, lời cám ơn rất chân thành dành cho cô bé. Đồng thời câu nói cũng thể hiện được tình cảm thân mật, gần gũi thông qua cách xưng hô chớt nhả em Liên và tiểu từ TT nhỉ. Miêu tả những cảm xúc tinh tế, sâu sắc khi đối diện với con người, cuộc sống, Thạch Lam đã làm hiện lên thế giới tâm hồn trẻ thơ ở bé Liên đầy trong sáng và thật giàu lòng nhân ái.

Không chỉ biết yêu thương, Liên còn biết mơ ước, biết hướng tới cuộc sống ở tương lai. Tâm hồn ấy luôn thiết tha hướng về ánh sáng. Có lúc cô bé ngước lên bầu trời đêm thăm thẳm để chiêm ngưỡng hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, có lúc em lại tìm về ánh sáng của những ngọn đèn gần gũi ấm áp xung quanh. Tâm hồn em như một mầm cây khỏe khoắn luôn hướng về ánh sáng.

Liên luôn biết tìm kiếm đến niềm vui, biết hướng tới tương lai, vẻ đẹp này được thể hiện ở niềm mong đợi chuyến tàu đêm qua nơi phố huyện. Liên đánh thức em dậy từ lúc tàu chưa đến:

Ví dụ: (6) Dậy đi, An. Tàu đến rồi. [NL1, 100].

Phát ngôn mang NTTĐL (qua từ đi) và NTTTĐ (bằng cách gọi tên An thân mật, gần gũi) đã góp phần thể hiện niềm vui sướng của Liên khi cô trông thấy ngọn lửa xanh biếc (…) Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, (…). Cô bé giục em dậy để đón con tàu mơ ước với tất cả niềm hân hoan, vui sướng. Với em, chuyến tàu như đem một thế giới khác đi qua. Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Suy nghĩ của Liên đã gieo vào lòng người đọc niềm hi vọng một tương lai tốt đẹp sẽ đến với em vào một ngày không xa.

Như vậy, các phương tiện biểu thị NTT đã góp phần không nhỏ vào việc khắc họa tính cách nhân vật. Đọc truyện, ta thấy hiện lên một bé Liên chăm ngoan, lễ phép, hiếu thảo, đảm đang, biết lo toan cho em như người lớn. Đồng thời, em còn là cô bé có tình thương bao la với những người cùng cảnh ngộ, luôn biết mơ ước về một tương lai tươi sáng.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)