2.2.2.1. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đánh giá theo vị trí trong câu a. Vị trí đầu câu
Các phương tiện biểu thị NTTĐG có vị trí đầu câu bao gồm: cả, lại, chỉ, chính, lặp cấu trúc Ôi…!, Ông…đi.
Ví dụ: (16) Lại say rồi phải không? [NL4, 148].
Ví dụ: (17) Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! [NL4, 148]. Ví dụ: (18) Chỉ còn một cách là…cái này! [NL4, 154]
Trong tổng số 26 phương tiện với 97 lần xuất hiện tham gia biểu thị NTTĐG thì các phương tiện đứng ở vị trí đầu câu gồm 5 phương tiện, được sử dụng 25 lần (chiếm 25,8% tổng số lượt dùng).
b. Vị trí giữa câu
Các phương tiện tham gia biểu thị NTTĐG có vị trí giữa câu bao gồm: rất, …lại còn…, thế ra, té ra, chỉ, chính, may mà, lại, quá, cả, những, mới, vẫn, lắm, biết chừng nào,…mới…đã…(mới A đã B), cấu trúc lặp …vì…(Ax vì B)
Ví dụ: (19) Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. [NL2, 108]. Ví dụ: (20) Ta chỉ muốn có một điều. [NL2, 111].
Ví dụ: (21) Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. [NL4, 148].
Phương tiện ở vị trí giữa câu khá phong phú, gồm 17 phương tiện với 48 lượt sử dụng (chiếm 49,5% tổng số lượt dùng).
c. Vị trí cuối câu
Các phương tiện biểu thị NTTĐG có vị trí ở cuối câu gồm: tiêng tiếc, lắm, đó, đấy, thì khốn, nữa, chán, cả, quá, là cùng, mới được, quá đi mất.
Ví dụ: (22) Nhỡ ra lại vạ miệng thì khốn. [NL2, 109]. Ví dụ: (23) Có nghĩa lắm. [NL6, 169].
Ví dụ: (24) Biến thế là cùng. [NL8, 188].
Ở vị trí này, có 12 phương tiện với 24 lần xuất hiện (chiếm 24,7% tổng số lượt dùng) tham gia biểu thị NTTĐG.
Từ kết quả trên chúng ta nhận thấy: phương tiện biểu thị NTTĐG xuất hiện, hay được các tác giả sử dụng nhiều nhất ở vị trí giữa câu (49,5%), kế tiếp là ở vị trí đầu câu (25,8%), và thấp nhất là ở vị trí cuối câu (24,7%).
2.2.2.2. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đánh giá theo đặc điểm cấu tạo, từ loại
a. Kết quả khảo sát
Phương tiện tham gia biểu thị NTTĐG gồm ba kiểu cấu tạo là: từ, tổ hợp từ và kiểu câu. Ở phương diện cấu tạo là từ chúng tôi tiến hành thêm thao tác xác định từ loại. Cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Phân loại các phƣơng tiện biểu thị nghĩa tình thái đánh giá theo đặc điểm cấu tạo, từ loại
Số TT
Đặc điểm cấu tạo
Từ loại Phƣơng tiện Tần số Tác phẩm, đoạn trích
1 Từ Tính từ tiêng tiếc 1 [NL2, 109] chán 1 [NL3, 127] Phó từ lại 5 [NL4, 148], [NL4, 148], [NL7, 176], [NL7, 176], [NL8, 191] quá 3 [NL4, 148], [NL7, 175], [NL8, 187] rất 2 [NL2, 108], [NL2, 108] lắm 9 [NL2, 109], [NL2, 111], [NL2, 111], [NL6, 169], [NL6, 169], [NL7, 174], [NL8, 185], [NL8, 187], [NL8, 187] vẫn 3 [NL6, 168] Trợ từ cả 8 [NL2, 108], [NL4, 148], [NL4, 148], [NL4, 148], [NL6, 169], [NL7, 173], [NL8, 188], [NL8, 190] chỉ 10 [NL2, 111], [NL4, 148], [NL4, 148], [NL4, 148], [NL4, 154], [NL4, 154], [NL8, 186], [NL8, 188], [NL8, 191], [NL8, 190] chính 7 [NL2, 108], [NL2, 111], [NL8, 190], NL8, 190], [NL8, 190], [NL8, 190],
Số TT
Đặc điểm cấu tạo
Từ loại Phƣơng tiện Tần số Tác phẩm, đoạn trích
[NL8, 190] mới 6 [NL4, 148], [NL4, 154], [NL8, 186], [NL8, 188], [NL8, 188] những 3 [NL6, 169], [NL7, 174], [NL7, 176] đấy 3 [NL6, 168], [NL6, 168], [NL6, 169] đó 1 [NL2, 108] nữa 1 [NL3, 127] Tỉ lệ 4 15 (57,7%) 63 (64,9%) 2 Tổ hợp từ thế ra 1 [NL2, 108] may mà 1 [NL3, 126] thì khốn 1 [NL2, 109] là cùng 1 [NL8, 188] mới được 1 [NL8, 189] té ra 1 [NL5, 165] biết chừng nào 1 [NL5, 166] quá đi mất 1 [NL3, 127] Tỉ lệ 8(30,8%) 8 (8,2%) 3 Kiểu câu Phép lặp 23 [NL2, 108], [NL8, 186], [NL8, 192], [NL8, 185 - 189] …lại còn… 2 [NL2, 108], [NL7, 176] …mới…đã… 1 [NL8, 188] Tỉ lệ 3 (11,5%) 26 (26,8%) Tổng 3 26 (100%) 97 (100%)
Bảng kết quả khảo sát này cho thấy, 26 phương tiện biểu thị NTTĐG có ba kiểu cấu tạo: từ, tổ hợp từ và kiểu câu. Trong đó phương tiện có cấu tạo là từ là phổ biến nhất: chiếm 57,7% tổng phương tiện. Thứ đến là tổ hợp từ: chiếm 30,8% tổng phương tiện. Và cuối cùng là kiểu câu: chiếm 11,5% tổng phương tiện.
Về số lượt sử dụng thì từ được sử dụng nhiều nhất: chiếm 64,9% tổng số lượt sử dụng. Thứ đến là kiểu câu: chiếm 26,8% tổng số lượt sử dụng. Và được sử dụng ít nhất là tổ hợp từ 8,2% tổng số lượt.
Cấu tạo là từ trong các đoạn trích, tác phẩm thuộc ba từ loại: tính từ, phó từ và trợ từ. Trong đó, trợ từ và phó từ được sử dụng phổ biến hơn cả. Cụ thể: có 8 trợ từ (39 lần sử dụng), 5 phó từ (22 lần sử dụng), 2 tính từ (2 lần sử dụng).
2.2.2.3. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đánh giá theo sắc thái ý nghĩa
NTTĐG là tiểu loại NTTCQ biểu thị sự đánh giá hoặc nhấn mạnh của người nói đối với sự thể được nói tới trong câu. Các sắc thái trong NTTĐG bao gồm:
a. Sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về tính hợp lí
Nhóm sắc thái này gồm một phương tiện: mới được. 1 phương tiện với 1 lần sử dụng chiếm 1% tổng số lượt dùng.
Ví dụ: (25) Còn ông, ông phải đi đi mới được. [NL8, 189].
Vì trân trọng cái tài mà nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài không quản ngại những điều thị phi, quên cả nguy hiểm của bản thân để bảo vệ Vũ Như Tô. Khi có nguy hiểm, biến cố xảy ra, bà đã tìm mọi cách để thuyết phục ông trốn đi. Đan Thiềm cho rằng, việc trốn khỏi sự truy bắt của quân khởi loạn là việc làm hợp lí và vô cùng cần thiết lúc bấy giờ đối với Vũ Như Tô.
b. Sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về tính tích cực/ tiêu cực
Nhóm sắc thái này bao gồm các phương tiện: tiêng tiếc, thì khốn, may mà, chán, mới. Có 5 phương tiện tham gia biểu thị NTTĐG về tính tích cực/ tiêu cực, với 6 lần sử dụng (6,2% tổng số lượt dùng)
Ví dụ: (26) Ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi. [NL3, 126].
Câu nói của bà cụ Tú Tân trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đã thể hiện sự đánh giá tích cực về những việc làm mà ông Xuân đem đến cho đám tang. Bà
cụ cho rằng, nhờ có ông Xuân mà đám ma trở nên long trọng và danh giá khi ông Xuân xuất hiện cùng sư chùa Bà Banh, vòng hoa, báo Gõ mõ, …
Ví dụ: (27) Nhỡ ra vạ miệng thì khốn. [NL2, 109].
Câu nói của nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù đã thể hiện sự đánh giá tiêu cực đối với việc bàn luận của thầy bát về Huấn Cao thông qua quán ngữ thì khốn.
c. Sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về con số, mức độ, chủng loại, tính cùng cực
Các phương tiện biểu thị nhóm sắc thái nghĩa này bao gồm: chỉ, mới, cả, những, quá, rất, lắm, là cùng, quá đi mất, biết chừng nào. Chỉ có 10 phương tiện tham gia biểu thị sắc thái ý nghĩa nhưng tần số sử dụng của chúng lại rất cao, tới 38 lần (39,2% tổng lượt dùng).
Ví dụ: (28) Ích cho chúng ta lắm đấy. [NL6, 169].
Trong Truyện ngắn Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc, nhân vật vua Khải Định hiện lên như một tên hề ngộ nghĩnh đầy lố bịch dưới con mắt của đôi trai gái người Pháp. Hắn xuất hiện đúng lúc kho giải trí đang sắp cạn ráo như B.Đ.D. Câu nói trên là sự đánh giá về mức độ (nhiều) trước những ích lợi mà Khải Định đem tới cho họ.
Ví dụ: (29) Biến đến thế là cùng. [NL8, 188].
Câu nói của Đan Thiềm ở đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thể hiện sự đánh giá về tính cùng cực (là cùng) trước những hành động, lời nói của Nguyên Vũ đối với nhà vua. Bà cho rằng, một vị hôn quân như Lê Tương Dực đâu có đáng để Nguyên Vũ phải trung thành như vậy.
Ví dụ: (30) Nhưng, thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia. [NL7, 174].
Lời nói thể hiện sự lo lắng, xót xa cho chồng khi đánh giá về đoạn đường mà anh Mịch phải đi bộ đến xem đá bóng (chín cây lô mếch) của bác Phô gái. Chín cây số đi bộ quả thật là rất dài và xa, trong khi anh Mịch lại đang bị ốm. Mục đích cuối cùng của vợ anh Mịch cũng chỉ để xin phép ông lí cho chồng ở nhà để mai đi làm trừ nợ cho ông nghị.
d. Sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về tính bất ngờ/ bất thường.
Phương tiện có trong sắc thái nghĩa này bao gồm: lại, thế ra, té ra, …lại còn…, cả. Có 5 phương tiện tương đương với 7 lần sử dụng (7,2% tổng lượt dùng).
Ví dụ: (31) Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. [NL2, 108].
Tổ hợp từ thế ra mang sắc thái NTTĐG về tính bất ngờ của nhân vật thầy bát khi nói tới Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Ví dụ: (32) Sao bà lẩn thẩn thế, lạy cả một đứa tiểu nhân? [NL8, 190].
Trợ từ cả biểu thị sắc thái đánh giá về tính bất thường của nhân vật Vũ Như Tô trước hành động của Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
e. Sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về ưu thế hay nhấn mạnh về thông tin
Các phương tiện biểu thị sắc thái NTTĐG về ưu thế hay nhấn mạnh về thông tin gồm: vẫn, đấy, đó, nữa, chính, lại, cấu trúc lặp Ông…đi, Ôi…!, …vì…. Chỉ 7 phương tiện thôi nhưng tần số sử dụng của nó là rất lớn, tới 41 lần (42,3% tổng lượt sử dụng).
Ví dụ: (33) Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. [NL8, 186].
Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình đã ra lệnh tăng sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối, bỏ trốn,… Vua làm cho dân cùng nước kiệt. Vì thế nhân dân căm hận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa kiến trúc sư tài năng Vũ Như Tô. Biết được lòng dân như vậy, Đan Thiềm đã khuyên nhủ Vũ Như Tô trốn đi vì ai ai cũng cho ông là thủ phạm, sự thể ra nông nỗi này tất cả là
vì ông. Đan Thiềm muốn nhấn mạnh lí do vì sao bà lại khuyên Vũ Như Tô trốn khỏi Cửu Trùng Đài.
Ví dụ: (34) - Ông trốn đi!
-Ông phải trốn đi mới được. [NL8, 185]
Kiểu cấu trúc câu Ông…đi được lặp lại nhiều lần thể hiện sắc thái NTTĐG nhấn mạnh thông tin, nhấn mạnh sự cần thiết của việc trốn đi qua sự khuyên nhủ, thúc giục chân thành của Đan Thiềm đối với Vũ Như Tô.
f. Sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về thời gian
Sắc thái ý nghĩa này có các phương tiện biểu thị sau: mới, …mới…đã…. Có 2 phương tiện với 4 lượt sử dụng (4,1% tổng số lượt dùng) đã góp phần không nhỏ vào việc biểu thị ý nghĩa của bộ phận NTT này.
Ví dụ: (35) Hạ thần mới nghe câu chuyện đã đoán ngay có sự này. [NL8, 188]. Câu nói của nhân vật Nguyễn Vũ trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài mang sắc thái NTTĐG về thời gian: khi vừa nghe câu chuyện, Nguyễn Vũ đã nhanh chóng/ sớm đoán ngay ra sự việc.
Ví dụ: (36) Ơn tri ngộ mới được tám năm. [NL8, 188]
Lời nói của Nguyễn Vũ ở đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đã thể hiện sự xót xa, đau đớn, đầy nuối tiếc trước cái chết của nhà vua. Ông đau xót bởi thời gian được gặp, làm việc, phục vụ cho nhà vua chưa nhiều, mà giờ vua đã băng hà.
Trong tổng số 26 phương tiện với 97 lượt sử dụng thì chúng tôi nhận thấy: tiểu nhóm sắc thái NTTĐG về ưu thế hay nhấn mạnh về thông tin được sử dụng nhiều nhất (42,3%); tiếp theo là sắc thái NTTĐG về con số, mức độ, chủng loại, tính cùng cực (39,2%) ; thứ đến là sắc thái NTTĐG về tính bất ngờ/ bất thường (7,2%); tiếp đó là sắc thái NTTĐG về tính tích cực/ tiêu cực (6,2%); vị trí số 5 là sắc thái NTTĐG về thời gian (4,1%); cuối cùng là sắc thái NTTĐG về tính hợp lí (1%).
Sự phân loại các phương tiện biểu thị NTT theo các nhóm sắc thái ý nghĩa trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi khó có ranh giới rõ ràng giữa các nhóm ý nghĩa và chúng còn phụ thuộc vào văn cảnh, sự đánh giá, cảm xúc chủ quan của người nghe, người đọc.