Các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái thái độ

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 65 - 71)

2.3.2.1. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái thái độ theo vị trí trong câu a. Vị trí đầu câu

Phương tiện biểu thị bộ phận NTT này ở vị trí đầu câu gồm có: ừ, sao, bẩm, vâng, dạ, ờ, lạy, tao, giỏi, cha, con, anh, thưa, đây, cháu, ông, bà, mi, mày, em, mẹ, tôi, hắn, ta, ngươi, thầy, các người, các chú, dạ bẩm, thầy Quản chúng tôi, kẻ mê muội, bố con thằng Kiến, thằng Lí Cường, các bà, anh Chí, Chí Phèo, má con, cậu Ba Giai, ông Cả, Đan Thiềm, cụ lớn, Hoàng Thượng, hạ thần, lão thần, quân giặc, Vũ Như Tô, lũ cung nữ, tướng quân, các ngươi, chúng ông, chúng bay, chúng nó, giống vật, lũ yêu quái.

Ví dụ: (67) Dạ, bẩm chính y đó. [NL2, 108].

Ví dụ: (68) Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi! [NL4, 147].

Ví dụ: (69) Lũ yêu quái không được đặt để nên nhời, tướng quân nên thấu cho. [NL8, 190].

Các phương tiện này có tần số sử dụng là 164, chiếm 32,1% tổng 511 lượt dùng.

b. Vị trí giữa câu

Phương tiện có vị trí giữa câu thuộc bộ phận NTT này là: xin, ừ, bẩm, thưa, vâng, à, quá đi, đây, anh, mày, chị, mẹ, em, tôi, ta, tao, y, ông, con, hắn, bà, thầy, ngài, cô bé, chị Liên, đàn bà, các ông, các bà, mặc kệ, bà Lực, bà ta, cụ Thi, bác Siêu, thầy bát, chúng ta, thầy Quản, ông nghị, ông lí, nhà con, con bà, các bác, tướng quân, cha mẹ tôi, cụ lớn, lão thần, vợ con con, bà Đan Thiềm, con Đan Thiềm, nhà ngươi, thằng ấy, bố con nhà mày, chúng bay, tụi các ông quan bà kiếc, nữ nhân ngoại tộc.

Ví dụ: (70) Hễ cha đi thì con đi theo. [NL5, 166].

Ví dụ: (71) Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị! [NL7, 174]. Ví dụ: (72) Chính con Đan Thiềm là thủ phạm. [NL8, 190].

Các phương tiện này có tần số sử dụng tới 283, chiếm 55,4% tổng số 511 lượt dùng.

c. Vị trí cuối câu

Phương tiện biểu thị NTTTĐ có vị trí ở cuối câu như: ạ, à, nhỉ, nhé, nghe, chứ, ơi, hở, cha, con, bà, cháu, tôi, ông, chúng ta, chúng nó, con bà, ông lí, thầy Cả, cụ lớn, ông Cả, tướng quân, bỏ mẹ, các chị, các người, ông Chí Phèo, thằng Chí Phèo, giống quái, gian phu dâm phụ, đứa tiểu nhân, con dâm phụ, quân ngu muội.

Ví dụ: (73) Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ. [NL1, 100]. Ví dụ: (74) Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ. [NL3, 127]. í dụ: (75) Đổi xe ở đây chứ, anh yêu ơi? [NL6, 169].

Các phương tiện ở vị trí cuối câu có tần số sử dụng là 64 lần (chiếm 12,5% tổng 511 lượt dùng).

Kết quả trên cho thấy các phương tiện ở bộ phận NTTTĐ này xuất hiện nhiều nhất ở vị trí giữa câu (55,4%); tiếp đến là vị trí đầu câu (32,1%); sau cùng là ở vị trí cuối câu (12,5%).

2.3.2.2. Phân loại phương tiện biểu thị nghĩa tình thái thái độ theo đặc điểm cấu tạo, từ loại

a. Kết quả khảo sát

Có thể nhận định rằng, lớp từ xưng hô của tiếng Việt vô cùng phong phú và có giá trị sử dụng rất lớn trong giao tiếp hàng ngày. Có giao tiếp là có ngôn ngữ xưng hô. Đại từ nhân xưng là một trong những yếu tố tạo ra nét phong phú của ngôn từ Việt. Nó thể hiện mối quan hệ thứ bậc, thái độ, tình cảm giữa những người đối thoại với nhau. Trong 8 tác phẩm, đoạn trích khảo sát của luận văn thì có rất nhiều đại từ nhân xưng, bởi các nhân vật giao tiếp với nhau phải sử dụng lớp từ này. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên khi phân loại các phương tiện NTTTĐ chúng tôi không thể sử dụng phương pháp kẻ bảng thống kê, mà chỉ có thể sử dụng phương pháp miêu tả thành văn.

Cấu tạo của các phương tiện biểu thị NTTTĐ gồm từ và tổ hợp từ. Những phương tiện này có tần số sử dụng rất khác nhau, cụ thể như sau:

* Các phương tiện có cấu tạo là từ được phân chia theo từ loại (số lần sử dụng). - Động từ: xin (3 lần).

- Tính từ: giỏi (1 lần).

- Danh từ: đàn bà (1 lần), giống quái (1 lần).

- Thán từ: bẩm ( 7 lần), lạy (6 lần), (5 lần), dạ (3 lần), thưa (3 lần), vâng ( 2 lần), này (1 lần), (1 lần).

- Tiểu từ tình thái: nhỉ (6 lần), à (5 lần), (4 lần), chứ (4 lần), nhé (3 lần), ơi (3 lần), hở (1 lần), nghe (1 lần).

- Đại từ: cha (49 lần), con (50 lần), tôi (50 lần), ông (39 lần), thầy (18 lần),

(18 lần), tao (16 lần), anh (14 lần), em (11 lần), chị (8 lần), ông Cả (10 lần), tướng quân (9 lần), cụ lớn (8 lần), nhà con (7 lần), cháu (7 lần), mày (7 lần), ông ngoại (6 lần), chúng ta (7 lần), ngài (5 lần), hắn (5 lần), ta (4 lần), má con (4 lần), mẹ (3 lần),

các người (3 lần), chúng bay (3 lần), chúng nó (3 lần), sao (3 lần), con bà (1 lần), con Quyên (3 lần), ông nghị (3 lần), ông lí (3 lần), hoàng thượng (2 lần), thầy Quản (2 lần), đây (2 lần), y (2 lần), các bà (2 lần), các bác (2 lần), lão thần (2 lần), các chú (2 lần). Còn lại các từ ngữ xưng hô sau đều có tần số xuất hiện là 1 lần: mi, mình, má, tớ, ngươi, các chị, các ngươi, cô, bà ta, các chú, thầy bát, thầy Cả, thầy quản chúng tôi, kẻ mê muội, bố con thằng Kiến, thằng Lí Cường, anh Chí, Chí Phèo, cậu Ba Giai, Đan Thiềm, bà Đan thiềm, chúng ông, cha mẹ tôi, vợ con tôi, bà Lực, cụ Thi, bác Siêu, các ông, anh yêu, chị Liên, em Liên, cô bé, thằng ấy, bố con nhà mày, nhà ngươi, con Đan Thiềm, lũ yêu quái, giống vật, quân giặc, Vũ Như Tô, lũ cung nữ, hạ thần, chúng mình, tụi các ông quan bà kiếc, nữ nhân ngoại tộc, ông Chí Phèo, thằng Chí Phèo, gian phu dâm phụ, đứa tiểu nhân, con dâm phụ, quân ngu muội.

* Phương tiện có cấu tạo là tổ hợp từ gồm: dạ bẩm (2 lần), mặc kệ (1 lần), bỏ mẹ (1 lần), cơ mà (1 lần), quá đi (1 lần).

b. Nhận xét

Kết quả khảo sát trên cho thấy, 115 phương tiện biểu thị NTTTĐ có hai kiểu cấu tạo: từ và tổ hợp từ. Trong đó phương tiện có cấu tạo là từ được dùng nhiều hơn, gồm 110 phương tiện (chiếm 95,7%), tổ hợp từ có 5 phương tiện (chiếm 4,3%).

Về số lượt sử dụng thì từ được sử dụng phổ biến (505 lần) và chiếm ưu thế gần như tuyệt đối: 98,8% tổng số 511 lượt sử dụng. Tổ hợp từ được sử dụng rất ít (6 lần), chỉ chiếm 1,2% tổng số lượt dùng.

Cấu tạo là từ trong các đoạn trích, tác phẩm thuộc sáu từ loại: động từ, tính từ, danh từ, thán từ, tiểu từ TT và đại từ. Trong đó đại từ, thán từ và tiểu từ TT được sử dụng phổ biến hơn cả.

2.3.2.3. Phân loại phương tiện biểu thị nghĩa tình thái thái độ theo sắc thái ý nghĩa

Thái độ của người nói đối với người đối thoại được thể hiện ở các sắc thái tình cảm như sau: thái độ lịch sự, tôn trọng, cung kính; thái độ thân mật, tình cảm, suồng sã, bỗ bã; và thái độ khinh thường, không tôn trọng. Cụ thể như sau:

a. Sắc thái nghĩa tình thái thái độ lịch sự, tôn trọng, cung kính

Các phương tiện biểu thị nhóm sắc thái ý nghĩa này như: ạ, vâng, dạ, à, sao, bẩm, ta, mẹ, tôi, thầy, con, ngài, bà, các chú, kẻ mê muội, lạy, dạ bẩm, con, thưa, cháu ông, anh, ông Cả, thầy Cả, bà Đan Thiềm, cụ lớn, hoàng thượng, hạ thần, lão thần, xin, tướng quân, chúng ta, thầy Quản, thầy quản chúng tôi, ông nghị, ông lí, các bác, cha mẹ tôi, nhà con, bà Lực, bác Siêu, cụ Thi. Những phương tiện này có tần số xuất hiện là 244 lần, chiếm 47,7% tổng số 511 lượt dùng.

Ví dụ: (76) Lạyông, ông thương con phận nào con nhờ phận ấy. [NL7, 174]. Lời van xin của anh Mịch đối với ông lí trong truyện ngắn Tinh thần thể dục

thể hiện thái độ kính trọng, lễ phép và đầy quỵ lụy thông qua cặp xưng hô ông - con

và thán từ gọi đáp lạy. Từ lạy thường dùng đầu câu, mở đầu lời nói để tỏ thái độ cung kính hoặc lời cầu xin khẩn thiết.

Ví dụ: (77) Đan Thiềm, đứng dậy. [NL8, 190].

Vũ Như Tô đã thể hiện thái độ tôn trọng của mình đối với người phụ nữ cùng lâm vào trạng thái khủng hoảng với một nỗi đau chung (sự vỡ mộng thê thảm) bằng cách gọi tên Đan Thiềm, thân mật và trân trọng.

b. Sắc thái nghĩa tình thái thái độ thân mật, tình cảm, suồng sã, bỗ bã

Các phương tiện biểu thị sắc thái ý nghĩa này gồm: ạ, ừ, này, nghe, ờ, anh, ta, tớ, mình, sao, cha, con, anh Chí, Chí Phèo, má con, anh, em, chị, chị Liên, em Liên, cô bé, các ông, các bà, má con, ông ngoại, con Quyên, nhỉ, chứ, ơi, hở, cơ mà, nhé, chúng ta, anh yêu, chúng mình. Những phương tiện này được sử dụng 176 lần, chiếm 34,4% tổng 511 lượt dùng.

Lời tâm tình của bé An nói với chị Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi giữa hai chị em. Sự lễ phép và thân tình ấy biểu hiện bằng từ xưng gọi chị và tiểu từ tình thái nhỉ.

Ví dụ: (79) Anh Chí ơi! [N4, 148].

Xét về tuổi tác, vị thế xã hội thì Bá Kiến là người có vị thế giao tiếp cao hơn Chí Phèo. Thế nhưng Bá Kiến lại dùng cách gọi anh Chí và có thêm tiểu từ ơi ở cuối câu trong khi giao tiếp với Chí. Trong trường hợp này, Bá Kiến sử dụng câu nói Anh Chí ơi

như một chiến lược giao tiếp của cụ tiên chỉ làng Vũ Đại với quan niệm sống mềm nắn rắn buông. Hắn muốn thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi với Chí.

c. Sắc thái nghĩa tình thái thái độ khinh thường, không tôn trọng

Những phương tiện tham gia biểu thị nhóm sắc thái ý nghĩa này có: giỏi, hắn, ngươi, ta, tao, mi, y, ông, tôi, đây, mày, các người, các ngươi, bố con thằng Kiến, thằng Lí Cường, quân giặc, Vũ Như Tô, lũ cung nữ, lũ yêu quái, giống vật, chúng ông, chúng nó, nhà ngươi, thằng ấy, bố con nhà mày, anh, quá đi, chúng bay, đàn bà, mặc kệ, nữ nhân ngoại tộc, con bà, con Đan Thiềm, tụi các ông quan bà kiếc, bỏ mẹ, thằng Chí Phèo, các chị, giống quái, gian phu dâm phụ, đứa tiểu nhân, con dâm phụ, quân ngu muội. Các phương tiện này được sử dụng 91 lần, chiếm 17,8% tổng số lượt dùng.

Ví dụ: (80) Ngươi hỏi ta muốn gì? [NL2, 111].

Đây là lời thoại của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Từ xưa đến giờ, ông luôn khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị. Dưới mắt ông, chúng chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai. Do đó, tuy dưới quyền cai quản của viên quan coi ngục nhưng ông vẫn cố tình tỏ ra khinh bạc. Ông đã trả lời quan ngục với thái độ đầy khinh bỉ qua cặp xưng hô ngươi - ta.

Ví dụ: (81) Chứ nữ nhân ngoại tộc ai kể. [NL7, 170].

Lời van khẩn thiết xin đi thay cho chồng mình (anh Mịch) được miễn lần xem bóng đá này của bác Phô gái trong truyện ngắn Tinh thần thể dục đã bị ông lí từ chối. Không những thế, ông lí còn tỏ thái độ khinh miệt bác Phô gái, coi bác Phô gái - đàn bà là nữ nhân ngoại tộc (người ngoài gia tộc (quan niệm phong kiến)), đàn bà không được kể đến.

Qua kết quả khảo sát bộ phận NTTTĐ về tiêu chí sắc thái ý nghĩa, chúng tôi nhận thấy: nhóm sắc thái NTTTĐ lịch sự, tôn trọng, cung kính được các tác giả sử dụng nhiều

nhất (chiếm 47,7%) tổng lượt sử dụng. Thứ đến là nhóm sắc thái NTTTĐ thân mật, tình cảm, suồng sã, bỗ bã (chiếm 34,4% tổng lượt dùng). Đứng vị trí cuối cùng thuộc về nhóm sắc thái khinh thường, không tôn trọng (chiếm 17,8% tổng lượt dùng).

Sự phân loại các phương tiện biểu thị NTT theo các nhóm sắc thái ý nghĩa trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi khó có ranh giới rõ ràng giữa các nhóm ý nghĩa và chúng còn phụ thuộc vào cảm nhận, đánh giá chủ quan của người nghe, người đọc.

2.4. Tiểu kết

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày về phương tiện biểu thị nghĩa tình thái của câu trong các cuộc hội thoại (trên những văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập một) ở ba tiêu chí: vị trí trong câu, đặc điểm cấu tạo và sắc thái ý nghĩa.

Trong 8 tác phẩm, đoạn trích có xây dựng các đoạn hội thoại, chúng tôi đã thống kê được 642 câu với 223 phương tiện biểu thị NTT xuất hiện 826 lần.

Phân loại theo vị trí trong câu thì vị trí giữa câu có tân số sử dụng cao nhất. Thứ nhì là vị trí đầu câu. Cuối cùng là vị trí ở cuối câu.

Xét về phương diện đặc điểm cấu tạo, từ được sử dụng như một phương tiện chủ yếu, kế đó là tổ hợp từ, sau cùng là kiểu câu.

Nhóm cấu tạo là từ thuộc chín từ loại: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, tiểu từ tình thái, thán từ, trợ từ, đại từ và kết từ. Trong đó, đại từ, trợ từ, động từ và thán từ được sử dụng phổ biến hơn.

Về phương diện sắc thái ý nghĩa, NTTCQ được chia thành hai nhóm: nhóm (1) biểu thị NTT xét trong quan hệ giữa người nói với sự việc được nói tới và nhóm (2) biểu thị NTT xét trong quan hệ giữa người nói với người nghe. Nhóm (1) gồm ba bộ phận NTT: NTTNT; NTTĐG và NTTCX; trong đó phương tiện biểu thị bộ phận NTTĐL là nhiều nhất. Nhóm (2) gồm hai bộ phận NTT là: NTTĐL và NTTTĐ, trong đó phương tiện tham gia biểu thị NTTTĐ chiếm ưu thế.

Tóm lại, các phương tiện tham gia biểu thị NTTCQ đều có vị trí đứng linh hoạt trong câu và có cấu tạo khác nhau, có số lần xuất hiện khác nhau. Mỗi một bộ phận NTT đều có sự khác biệt về ngữ nghĩa và các phương tiện biểu thị. Chính những nét khác biệt này sẽ tạo nên sự phong phú trong nội dung của các bộ phận NTT. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để chúng tôi phân tích giá trị của những câu văn mang NTT đối với việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm và phong cách từng tác giả ở những văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập một.

Chƣơng 3

GIÁ TRỊ NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU TRONG CÁC ĐOẠN HỘI THOẠI (TRÊN NHỮNG VĂN BẢN Ở SÁCH GIÁO KHOA

NGỮ VĂN 11 - TẬP MỘT)

Ở chương 2, NTT của câu trong các đoạn hội thoại đã được xem xét và miêu tả từ phương diện hình thức thể hiện. Chương này, chúng tôi hướng đến phân tích giá trị của nó với việc phục vụ ý đồ nghệ thuật của các tác giả ở 8 tác phẩm, đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 - tập một.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những câu trong các đoạn hội thoại này có giá trị đóng góp đáng kể về phương diện: khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện chủ đề tác phẩm và bộc lộ phong cách tác giả.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)