Các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái nhận thức

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 42 - 48)

2.2.1.1. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái nhận thức theo vị trí trong câu

Phương tiện biểu thị NTTNT xuất hiện rất linh hoạt ở cả ba vị trí khác nhau trong câu. Cụ thể như sau:

a. Vị trí đầu câu

Các phương tiện biểu thị NTTNT có vị trí ở đầu câu bao gồm: có phải, dễ, hay là, không, cái gì, giá…thì, hễ…thì, có sao đâu, không được đâu, đâu phải, chắc, chẳng phải…à, có khi, đâu có, hễ…(khuyết thì), làm sao, nghe như, không có lẽ, có lẽ, không được.

Ví dụ: (1) Dễ họ không phải đi gọi đâu. [NL1, 99]. Ví dụ: (2) Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? [NL4, 151]. Ví dụ: (3) sao đâu mà tội nghiệp. [NL5, 166].

Số phương tiện được sử dụng tương đối phong phú, 20 phương tiện, tần số sử dụng là 20 lần (chiếm 21,7% tổng số 92 lượt sử dụng).

Các phương tiện đều xuất hiện với tần số là 1 lần ở vị trí đầu câu.

b. Vị trí giữa câu

Các phương tiện biểu thị NTTNT có vị trí ở giữa câu như: chưa chắc, cứ…thì…, nhận thấy, giả thử…(khuyết thì)…, chả phải, rồi, sẽ, không phải, giá…thì…, gì, làm gì, có…đâu, …thì…(khuyết giả thiết), tưởng, chứ không phải, hay là, có thể là, ngộ…(khuyết thì)…, nào phải, chứ…thì…, không làm gì, không bao giờ, có ưa gì, chắc, chi, chứ, có lí gì, không, phải đâu, làm sao.

Ví dụ: (4) Hôm nay chưa chắc mẹ có ra không, chị ạ. [NL1, 96].

Ví dụ: (5) Ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi! [NL3, 126].

Ví dụ: (6) Thế hay là hắn đã đem tất cả các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi?

[NL6, 168].

Trong tổng số 54 phương tiện tham gia biểu thị NTTNT thì các phương tiện đứng ở vị trí giữa câu gồm 30 phương tiện, có tần số sử dụng là 56 lần (chiếm 60,9% tổng 92 lượt sử dụng). Các phương tiện này có tần số xuất hiện khá chênh lệch nhau.

Cụ thể: kiểu câu …thì…(khuyết giả thiết) xuất hiện cao nhất (12 lần), kế tiếp tới (5 lần), giá…thì… (3 lần), cứ…thì… (2 lần), v.v.

c. Vị trí cuối câu

Các phương tiện có vị trí cuối câu biểu thị NTTNT như: nghe ngờ ngợ, chi, không, biết gì, chưa biết chừng, không được, làm sao, à, nhỉ, phỏng, ư, chăng.

Ví dụ: (7) Tôi nghe ngờ ngợ. [NL2, 108]. Ví dụ: (8) Chắc thật à? [NL6, 168].

Ví dụ: (9) Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng. [NL4, 148].

Tham gia vào biểu thị NTTNT có 12 phương tiện với 16 lần được sử dụng (chiếm 17,4% tổng lượt sử dụng).

Từ kết quả trên chúng ta thấy: phương tiện biểu thị NTTNT xuất hiện nhiều nhất ở vị trí giữa câu (60,9%); kế tiếp là vị trí đầu câu (21,7%) và ít nhất là ở vị trí cuối câu (17,4%).

2.2.1.2. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái nhận thức theo đặc điểm cấu tạo, từ loại

a. Kết quả khảo sát

Phương tiện tham gia biểu thị NTTNT gồm ba kiểu cấu tạo là: từ, tổ hợp từ và kiểu câu. Ở phương diện cấu tạo là từ chúng tôi tiến hành thêm thao tác xác định từ loại. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Phân loại các phƣơng tiện biểu thị nghĩa tình thái nhận thức theo đặc điểm cấu tạo, từ loại

STT Đặc điểm

cấu tạo Từ loại Phƣơng tiện Tần số Tác phẩm, đoạn trích

1 Từ Tính từ dễ 1 [NL1, 99] chắc 2 [NL6, 168], [8, 187] Động từ nhận thấy 1 [NL2, 108] tưởng 2 [NL5, 165], [NL7, 175] Phó từ không 4 [NL2, 108], [NL2, 108], [NL2, 108] [NL8, 191] chăng 1 [NL8, 187] sẽ 1 [NL2, 111] rồi 1 [NL2, 114]

STT Đặc điểm

cấu tạo Từ loại Phƣơng tiện Tần số Tác phẩm, đoạn trích

Đại từ chi 2 [NL2, 108], [NL8, 188] 5 [NL4, 148], [NL6, 169], [NL8, 185], [NL8, 187], [NL8, 192] Tiểu từ TT à 3 [NL6, 168], [NL7, 176], [NL8, 190] nhỉ 1 [NL1, 195] phỏng 1 [NL7, 176] ư 2 [NL8, 188], [NL8, 191] chứ 1 [NL6, 169] Kết từ thì 1 [NL3, 127] Tỉ lệ 16 (29,6%) 29 (31,5%) 2 Tổ hợp từ hay là 2 [NL2, 108], [NL6, 168] có phải 1 [NL1, 97] cái gì 1 [NL4, 148] có sao đâu 1 [NL5, 166] không được đâu 1 [NL5, 167] phải đâu 1 [NL8, 191] đâu phải 1 [NL6, 168] có khi 1 [NL6, 169] đâu có 1 [NL6, 169] làm sao 3 [NL5, 167], [NL5, 167], [NL8, 185] nghe như 1 [NL8, 186] không có lẽ 1 [NL8, 188] có lẽ 1 [NL8, 188] không được 2 [NL5, 165], [NL8, 189] chưa chắc 1 [NL1, 96] chả phải 1 [NL2, 110] không phải 4 [NL2, 114], [NL7, 174], [NL7, 175], [NL8, 190] làm gì 3 [NL4, 148], [NL7, 177], [NL8, 186] chứ không phải 1 [NL5, 165] có thể là 1 [NL6, 169] nào phải 1 [NL7, 175]

STT Đặc điểm

cấu tạo Từ loại Phƣơng tiện Tần số Tác phẩm, đoạn trích

không làm gì 1 [NL8, 186] không bao giờ 1 [NL8, 186] có ưa gì 1 [NL8, 187] nghe ngờ ngợ 1 [NL2, 108] biết gì 1 [NL4, 148] chưa biết chừng 1 [NL4, 148] có lí gì 1 [NL8, 189] Tỉ lệ 28 (51,9%) 37 (40,2%) 3 Kiểu câu giá…thì… 4 [NL3, 126], [NL4, 148], [NL4, 151], [NL7, 174] hễ…thì… 1 [NL5, 166] chẳng phải …à 1 [NL6, 168] hễ…(thì) 1 [NL7, 176] cứ…thì… 2 [NL2, 108], [NL7, 175] giả thử… 1 [NL2, 109] ngộ…(thì) 1 [NL7, 175] chứ…thì… 1 [NL7, 175] (mà/nếu)…thì 12 [NL4, 148], [NL5, 166], [5, 166], [NL6, 169], [NL7, 173], [NL7, 174], [NL7, 175], [NL7, 176], [NL7, 177], [NL8, 185], [NL8, 185], [NL8, 185] có…đâu 2 [NL4, 148], [NL5, 167] Tỉ lệ 10 (18,5%) 26 (28,3%) Tổng 6 54 (100%) 92 (100%) b. Nhận xét

Bảng kết quả khảo sát này cho thấy, 54 phương tiện biểu thị NTTNT có ba kiểu cấu tạo: từ, tổ hợp từ và kiểu câu. Trong đó phương tiện có cấu tạo là tổ hợp từ được dùng phổ biến nhất: chiếm 51,9% tổng phương tiện. Thứ đến là từ: chiếm 29,6% tổng phương tiện. Xếp vị trí cuối cùng là kiểu câu: chiếm 18,5% tổng phương tiện.

Về số lượt sử dụng (92 lượt) thì tổ hợp từ được sử dụng nhiều hơn cả: chiếm 40,2% tổng số lượt dùng. Đứng thứ hai là từ: chiếm 31,5%. Và được sử dụng ít nhất là kiểu câu: chiếm 28,3% tổng số lượt dùng. Tuy nhiên, số lượt được sử dụng của ba kiểu cấu tạo này không có sự chênh lệch quá nhiều.

Phương tiện có cấu tạo là từ trong các đoạn trích, tác phẩm thuộc sáu từ loại: động từ, tính từ, phó từ, đại từ, tiểu từ tình thái và kết từ. Trong đó, tiểu từ TT và đại từ được sử dụng phổ biến hơn cả. Cụ thể: 5 tiểu từ TT (8 lần sử dụng), 2 đại từ (7 lần sử dụng), 4 phó từ (7 lần sử dụng), 2 động từ (3 lần sử dụng), 2 tính từ (3 lần sử dụng), 1 kết từ (1 lần sử dụng).

2.2.1.3. Phân loại các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái nhận thức theo sắc thái ý nghĩa

NTTNT là tiểu loại của NTTCQ thể hiện sự hiểu biết của người nói bao gồm cả sự xác nhận cũng như những cam kết của cá nhân đối với điều được nói ra trong câu. NTTNT trong ngữ liệu khảo sát được xem xét ở các sắc thái ý nghĩa sau:

a. Sắc thái nghĩa tình thái nhận thức hiện thực

Các phương tiện tham gia biểu thị ý nghĩa của bộ phận sắc thái này là:

giá…thì…, hễ…thì…, hễ…, chẳng phải…à, cứ…thì…, nhận thấy, giá thử…, ngộ…, chứ…thì…, thì, …thì…, rồi. Các phương tiện này có tần số sử dụng là 28 lần (chiếm 30,4% tổng 92 lượt dùng).

Ví dụ: (10) Mà cha ở với Thổ, thì cực khổ tội nghiệp cho cha lắm. [NL5, 166] Đây là lời nhân vật người con nói với cha trong tác phẩm Cha con nghĩa nặng

của Hồ Biểu Chánh. Một nhận thức mang tính chủ quan về hiện thực, người con cho rằng cha mà đi ở với Thổ (cách gọi đồng bào dân tộc thiểu số trước cách mạng) thì sẽ rất

cực khổ. Nhận thức này hoàn toàn có cơ sở vì nó dựa vào suy nghĩ, hiểu biết về cuộc sống đầy khổ cực khi sống cùng đồng bào dân tộc thiểu số của người con. Qua đó, người con muốn thể hiện tình cảm đầy xót xa đối với người cha tội nghiệp của mình.

Ví dụ: (11) Bà bảo thằng Sang nắm cơm từ chiều hôm trước, chứ sáng hôm ấy dậy mới thổi thì không kịp đâu. [NL7, 175].

Ông lí trong truyện ngắn Tinh thần thể dục đã nhắc bà cụ phó Bính dặn thằng Sang chuẩn bị nắm cơm từ chiều hôm trước để còn đến tập trung đúng giờ tại sân đình làng Ngũ Vọng. Thằng Sang nếu không chuẩn bị trước thì rất có thể sẽ bị muộn

giờ, bởi đoạn đường họ phải đi bộ dài những 9 cây lô mếch. Lời phỏng đoán của ông lí là có cơ sở, việc đến không kịp của thằng Sang hoàn toàn có thể xảy ra.

b. Sắc thái nghĩa tình thái nhận thức phi hiện thực

Phương tiện biểu thị sắc thái NTTNT bao gồm: có phải, dễ, hay là, cái gì, chắc, chứ, có khi, làm sao, nghe như, không có lẽ, có lẽ, chưa chắc, gì, làm gì, có thể là, chi, tưởng, nghe ngờ ngợ, không, chưa biết chừng, à, chăng, nhỉ, phỏng, ư. Các phương tiện này có tần số sử dụng là 38 lần: chiếm (41,3% tổng số lượt dùng).

Ví dụ: (12) Thế hay là hắn đã đem tất cả các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi?

[NL6, 169].

(13) Có khi đã gửi tuốt ở kho hành lí nhà ga để đi chơi vi hành đấy.

[NL6, 169].

Hai lời nói của nhân vật chàng trai trong truyện ngắn Vi hành trên là một sự phỏng đoán mang tính chủ quan. Chàng trai cho rằng người ngồi cùng toa xe (Nguyễn Ái Quốc) chính là tên vua hề Khải Định. Tuy nhiên, vị khách này không có

chụp đèn trên đầu, ngón tay không đeo đầy những nhẫn như Khải định nhưng chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy, cho nên đôi trai gái mới phỏng đoán, chứ chưa tin chắc chắn người đó có phải Khải Định hay không. Chàng trai suy đoán rằng, có thể vị khách ấy đã đem bán các thứ trang sức rồi hoặc đã gửi nó ở toa hành lí. Phương tiện hay là, có khi đã thể hiện rất rõ sắc thái NTTNT phi hiện thực.

c. Sắc thái nghĩa tình thái nhận thức phản hiện thực

Những phương tiện có trong bộ phận sắc thái này bao gồm: không, có sao đâu, không được đâu, đâu phải, đâu có, không được, chả phải, có…đâu, chứ không phải, nào phải, không làm gì, không bao giờ, có ưa gì, không phải, có lí gì, phải đâu, gì, biết gì. Các phương tiện này có tần số sử dụng là 26: chiếm 28,3% tổng số 92 lượt dùng.

Ví dụ: (14) Có sao đâu mà tội nghiệp. [NL5, 166].

Đây là lời của nhân vật Trần Văn Sửu với con trai mình trong tác phẩm Cha con nghĩa nặng. Trần Văn Sửu muốn khẳng định việc đi ở với Thổ sẽ không đáng lo lắng và tội nghiệp như thằng Tí nói. Ông nghĩ rằng, có nói như vậy mới làm con yên tâm và từ chối được lời thuyết phục về ở với mọi người trong gia đình của thằng Tí.

Tổ hợp từ có sao đâu đã trở thành phương tiện thể hiện sắc thái NTTNT phản hiện thực cho câu đối thoại trên.

Ví dụ: (15) Ta xây Cửu Trùng Đài có phải đâu để hại nước. [NL8, 191].

Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Khi Ngô Hạch (tên cầm đầu phe nổi loạn giết vua Lê Tương Dực) và quân sĩ tới bắt Vũ Như Tô về trình chủ tướng vì tội khiến nhân dân lầm than, oán hận,...thì Vũ Như Tô khẳng định việc ông xây Cửu Trùng Đài không hại nước, hại dân. Cửu Trùng Đài là hiện thân của hoài bão tô điểm cho đất nước trong ông. Nhưng thật đáng tiếc, cái đẹp mà Vũ Như Tô mong muốn ấy đã bị lợi dụng và bị hoen ố bởi những dục vọng thấp hèn cùng những toan tính chính trị của người đời. Tổ hợp từ có phải đâu

góp phần phủ định tội danh, đồng thời khẳng định sự minh bạch ở phía mình của nhân vật Vũ Như Tô.

Từ kết quả khảo sát về sắc thái ý nghĩa trên, chúng tôi thấy: phương tiện tham gia biểu thị bộ phận NTT này chủ yếu tập trung vào sắc thái NTTNT phi hiện thực (chiếm 41,3% tổng lượt sử dụng); kế tiếp là sắc thái NTTNT hiện thực (chiếm 30,4% tổng lượt sử dụng); thấp nhất là nhóm sắc thái NTTNT phản hiện thưc (chiếm 28,3% tổng lượt sử dụng).

Sự phân loại các phương tiện biểu thị NTT theo các nhóm sắc thái ý nghĩa trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi khó có ranh giới rõ ràng giữa các nhóm ý nghĩa và chúng còn phụ thuộc vào văn cảnh và đánh giá chủ quan của người nghe, người đọc.

Một phần của tài liệu Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội (trên những văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 11 tập một) (Trang 42 - 48)