1945–2007
Năm áp dụng, địa bàn áp dụng Những thay đổi chính sách chủ yếu đã áp dụng
1952–58 ở miền Bắc và Chia lại đất đai của địa chủ cho nông dân nghèo không 1956–74 ở miền Nam có ruộng đất và giảm thuế đất
1958–1975 ở miền Bắc Tập thể hóa và quốc hữu hóa đất đai
1975–80 Từng bước tập thể hóa và quốc hữu hóa đất đai ở miền Nam
1981–92 Xác định quyền sở hữu toàn dân đối với tài nguyên đất đai và chia lại đất đai hợp tác xã cho các hộ nông dân để sử dụng lâu dài theo hợp đồng giao khoán.
1993–98 Chính thức hóa quyền sử dụng đất đai lâu dài (bán, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, cầm cố) và quyền được bồi thường trong trường hợp nhà nước thu hồi đất; cấp GCNQSDĐ
1999–2002 Mở rộng quyền sử dụng đất, cho phép cho thuê và mở rộng quyền sử dụng đất của chủ đầu tư dự án
2003 Công nhận quyền sử dụng đất bình đẳng giữa vợ và chồng; khuyến khích phát triển thị trường địa ốc ở khu vực thành thị; thiết lập cơ chế quản lý đất đai thống nhất và phi tập trung, xác lập nguyên tắc bồi thường đất đai dựa trên “giá thị trường”
2007 Công nhận quyền sử dụng đất của những đối tượng không có giấy tờ hợp pháp, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển bất động sản, thiết lập thủ tục minh bạch về chuyển đổi mục đích sử dụng và bồi thường bắt buộc, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai
phủ trong quản lý tài nguyên đất đai, cũng như tài nguyên nước và khoáng sản. Tổng cục Đất đai thuộc Bộ TN&MT được tái thành lập năm 2009, chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề thường nhật về tài nguyên đất đai. Chức năng thực hiện chính sách về đất đai được phân cấp rộng rãi cho các Ủy ban nhân dân tỉnh, quận/huyện, xã/phường, với sự hỗ trợ của các Sở/Phòng Tài nguyên Môi trường và cán bộ địa chính xã.
Chức năng dịch vụ sự nghiệp về đất đai thuộc về các Phòng Đăng ký Đất đai. Cho đến cuối năm 2009, các Phòng Đăng ký Đất đai cấp tỉnh đã được thành lập ở tất cả các tỉnh/thành và Phòng Đăng ký Đất đai cấp quận/huyện mới được thành lập ở 1/3 số quận/huyện. Tuy nhiên vẫn chưa có quy định thống nhất về tổchức, nhân sự, nghiệp vụ cho các Phòng Đăng ký Đất đai. Nhận xét chung là các cơ quan quản lý đất đai còn chưa đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng đất cũng như của quản lý nhà
nước. Điều này dẫn tới khoảng cách đáng kể giữa chính sách đất đai và thực tế triển khai.