Ở đây sự công bằng không chỉ nói đến việc phân phối thu nhập – vốn khá công bằng ở Việt Nam – mà còn nói đến sự công bằng trong tiếp cận thông tin và dịch vụ, sự tham gia trong quá trình ra quyết định, các cơ hội kinh tế và chia sẻ lợi ích.
Như sẽ trình bày trongchương tài nguyên đất,
những tiến bộ trong quản lý đất đai đã tạo điều kiện để phân bổlại đất nông nghiệp một cách công bằng từ các hợp tác xã cho các hộ nông dân. Việt Nam đã tiến hành một trong những chương trình cấp quyền sử dụng đất có quy mô lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thông tin không đồng đều có thể gây tác động nghiêm trọng đến khả năng tận dụng các thị trường đất đai. Một khía cạnh quan trọng đối với vấn đề bình đẳng giới, đó là Luật Đất đai quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên cả hai vợ chồng. Cần phải đảm bảo rằng tất cả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được triển khai theo đúng quy định này. Cần xây dựng một chính sách quốc gia về đền bù tái định cư dựa trên nguyên tắc đền bù theo giá thị trường.
Chương tài nguyên nướcnhấn mạnh sự thiếu công bằng rõ rệt trong khả năng tiếp cận nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh. Cần kết hợp nhiều nỗ lực để nâng cao tiêu chuẩn của các công trình nước sạch và vệ sinh, nhất là ở các cộng đồng nông thôn. Ngoài yêu cầu đầu tư “phần cứng”, chương này còn chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về sức khỏe môi trường
Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N
C H Ư Ơ N G 1 : G I Ớ I T H I Ệ U T Ổ N G Q U A N V Ề Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N
nhằm đảm bảo sự thay đổi hành vi phù hợp với các đầu tư đó. Ở đây cũng nhấn mạnh rằng quản lý tài nguyên nước tổng hợp là cơ hội để cộng đồng tham gia. Đó có thể là một khung tổng hợp cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc vào nước và cho các can thiệp giảm nghèo. Có nhiều cơ hội để tăng sản lượng lương thực, cải thiện sinh kế và giảm nghèo ở những vùng hiện đã có nước tưới. Xây dựng một kế hoạch cải cách và cung cấp tài chính lâu dài cho ngành thủy lợi là một việc quan trọng góp phần đảm bảo quy hoạch và thực hiện có sự tham gia của người dân.
Chương tài nguyên rừngủng hộ các cải cách nhằm tiếp tục củng cố sự tham gia của cộng đồng trong lâm nghiệp. Điều này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến các vùng núi, nơi sinh sống của những người nghèo nhất nước. Các vùng duyên hải cũng đáng được quan tâm vì tiềm năng khôi phục và mở rộng rừng ngập mặn. Các thỏa thuận đồng quản lý cần được hỗ trợ bởi khung chính sách rõ ràng và sự chính thức hóa vai trò của các đại diện cộng đồng. Cần khuyến khích các thỏa thuận cho thuê dài hạn hơn, và nếu thích hợp, có thể kết hợp với chi trả các dịch vụ môi trường rừng. Cần đẩy mạnh sự hợp tác giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT để tạo ra một quy trình duy nhất và thống nhất về phân bổvà quy hoạch đất rừng.
Tài nguyên biểnở Việt Nam cũng đang phải chịu một áp lực nghiêm trọng; những ngư dân đánh bắt cá gần bờ là những người khá nghèo và đặc biệt dễ bị tổn thương trong cuộc đua ngày càng cạnh tranh để đánh bắt cá. Đây là một lý do nữa để củng cố các quyền của họ đối với tài sản. Chương tài nguyên biển cung cấp một số ví dụ về các trường hợp đồng quản lý thành công trong ngành thủy sản. Chia sẻ lợi ích một cách công bằng là một nét quan trọng trong cách tiếp cận đồng quản lý, và cần có những cải cách pháp lý để hỗ trợ sự phát triển này.
Chương tài nguyên khoáng sảnđề nghị xây dựng các thỏa thuận phát triển cộng đồng và đề cập đến những kinh nghiệm đã thành công trên thế giới. Các thỏa thuận này có thể đảm bảo cho các cộng đồng địa phương được chia sẻ lợi ích
một cách thích hợp. Giải quyết sự thiếu đầy đủ trong cơ sở dữ liệu về khoáng sản cũng có thể góp phần cải thiện các tác động xã hội của hoạt động khai thác khoáng sản. Cuối cùng, việc tham gia Sáng kiến Minh bạch trong Ngành Khai khoáng là một cơ hội để chứng minh ngành khoáng sản có thể đóng góp những gì vào cơ số thuế của quốc gia, cũng có nghĩa là góp phần tạo ra lợi ích cho người dân trong nước.