Sự bền vững môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 66 - 67)

Để giải quyết các vấn đề suy thoái nguồn nước, cần có các biện pháp tập trung vào tài nguyên nước cũng như các hoạt động sử dụng nước và gây ảnh hưởng đến nguồn nước.

Các biện pháp tập trung vào tài nguyên nước gồm có những biện pháp xem xét vấn đề quản lý nguồn nước. Trong đó, biện pháp bao quát nhất là quy hoạch tài nguyên thiên nhiên. Quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch nước ngầm và quy hoạch quản lý ven biển tổng hợp có thể xác định một cách hiệu quả những hành động nhằm quản lý ô nhiễm nước ở sông hồ, các vùng đất ướt, các tầng nước ngầm hoặc các vùng ven biển, thông qua xác định tất cả những áp lực và phương án có thể lựa chọn, đồng thời kết hợp xem xét chất lượng nước với khối lượng nước và các hoạt động sử dụng đất (thông qua quy hoạch không gian hoặc quy hoạch sử dụng đất). Các quyết định của tỉnh này có thể gây ảnh hưởng đến tỉnh khác, dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả và thiếu công bằng. Do đó, chính phủ trung ương cần đóng vai trò chỉ đạo các sáng kiến quy hoạch nói trên.

Dự thảo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước đề xuất xây dựng và thực hiện các kế hoạch bảo vệ nguồn nước ở 13 lưu vực sông ưu tiên, và các kế hoạch bảo vệ nước ngầm cho các vùng đô thị chính, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, các vùng duyên hải miền trung và vùng trung du. Các biện pháp khác tập trung vào tài nguyên nước có thể bao gồm xác định các mục tiêu chất lượng nước và phân loại hoặc khoanh vùng các nguồn nước, kể cả xác định và bảo vệ các khu vực nhạy cảm.

Dự thảo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước không mở rộng phạm vi đến vùng ven biển. Mặc dù vậy vùng ven biển cũng đang đối mặt với

những vấn đề tương tự như các lưu vực sông. Nguyên nhân gây ra những vấn đề cho vùng ven biển có thể quy về chính những vấn đề đang tồn tại và gây trở ngại cho quản lý lưu vực sông.98Và cũng giống như quản lý lưu vực sông, không một giải pháp đơn giản nào có thể giải quyết những vấn đề phức tạp này, mặc dù các dự án quản lý tổng hợp vùng ven biển do Hà Lan hỗ trợ thực hiện vào đầu thập kỷ này sẽ cung cấp đầu mối cho biết giải pháp nào có thể có hiệu quả nhất. Việt Nam cần phát triển một chiến lược linh hoạt, tổng hợp và có sự tham gia để đảm bảo rằng vùng ven biển được quản lý bền vững về mặt môi trường và kinh tế, công bằng và gắn kết về mặt xã hội. Chiến lược này cần dựa trên những chương trình hiện có, và có thể được bổtrợ bằng những hoạt động mới có trọng tâm (trong số này sẽ có nhiều hoạt động phản ánh những hoạt động ở các lưu vực sông) và bằng sự hỗ trợ để phối hợp hành động quản lý ven biển tổng hợp ở tất cả các cấp. Cũng cần phải tìm ra các cơ chế để tích hợp quản lý ven biển tổng hợp với các giải pháp lưu vực sông và xử lý vấn đề mực nước biển dâng ở cấp địa phương.

Các biện pháp tập trung vào hoạt động là những biện pháp hướng tới những hoạt động sử dụng hoặc gây ảnh hưởng đến nguồn nước hoặc vùng ven biển. Hoạt động đáng lo ngại nhất ở Việt Nam, đó là gây ô nhiễm. Hiện nay, gây ô nhiễm nguồn nước là hành động vi phạm pháp luật; nhưng phần lớn nước thải vẫn được xả xuống các dòng chảy mà không hề qua xử lý. Đây là một nguy cơ rất nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Do vậy, cần ưu tiên giải quyết ô nhiễm từ nước thải đô thị không được xử lý99(gồm có nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện và nước thải của các cơ sở công nghiệp ở thành thị). Điều quan trọng là phải truyền đạt tín hiệu đến những đối tượng gây ô nhiễm nước để họ hiểu rằng họ sẽ phải trả giá đắt vì các hành động của mình.

Phạm vi, tính phức tạp và chi phí để cải thiện vệ sinh đô thị trên một quy mô lớn là những vấn đề vượt quá sức của chính quyền các tỉnh và thành phố, và cần có những phương án mới mang tính sáng tạo hơn. Xét đến tình trạng nguồn lực hạn

Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N

C H Ư Ơ N G 3 : T À I N G U Y Ê N N Ư Ớ C

chế trong khi yêu cầu quá lớn, việc cải thiện từng bước vệ sinh đô thị và xử lý nước thải đô thị sẽ thích hợp hơn so với việc xây dựng những trạm xử lý nước thải đắt tiền và các hệ thống thu gom riêng có diện tích rộng nhưng chỉ tập trung ở một vài vùng. Để cải cách hiệu quả, cần phải có một cách tiếp cận chiến lược, thận trọng xác lập các ưu tiên về nhu cầu chi tiêu cơ bản dựa trên cơ sở đánh giá và xếp hạng các tỉnh, huyện, xã, và dự án. Sự lựa chọn sẽ tùy thuộc vào môi trường địa lý xã hội, mật độ dân số, mức độ sử dụng nước, khả năng chi trả, cơ cấu thể chế, và khả năng tiếp cận các kỹ năng.100

Báo cáo môi trường Việt Nam năm 2009 đã nhìn lại kết quả hoạt động môi trường của các khu công nghiệp và vẽ ra một bức tranh ảm đạm về mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng của ô nhiễm đối với các cộng đồng, và tình trạng coi thường luật pháp và quy định. Những nỗ lực để xử lý ô nhiễm công nghiệp thất bại chủ yếu là do sự thiếu hiệu quả trong áp dụng các luật lệ và quy chế hiện có.101Do đó, bất kỳ nỗ lực ứng phó nào cũng cần đặt trọng tâm vào việc tăng cường thực hiện các quyết định đã có của chính phủ, bao gồm sửa đổi Quyết định 64/2003102(về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm) và thực hiện tốt hơn Nghị định 67/2003 (về phí nước thải), mà cho đến nay vẫn được áp dụng một cách thiếu nhất quán và thiếu hiệu quả. Nhưng cũng có thể tăng cường nỗ lực này bằng một cách tiếp cận có tính chiến lược hơn, tập trung vào các chất gây ô nhiễm đáng lo ngại nhất và các ngành công nghiệp tạo ra những chất gây ô nhiễm đó.103Cần xây dựng các kế hoạch kiểm soát từng ngành công nghiệp được ưu tiên cao nhất bằng cách liên hệ lượng xả thải với nồng độ các chất gây ô nhiễm trong môi trường xung quanh và đưa ra các giải pháp có chi phí thấp nhất.

Việc sử dụng các công cụ quản lý khác một cách triệt để và có tính chiến lược hơn cũng rất quan trọng: đánh giá môi trường chiến lược cho nhiều nhiệm vụ quy hoạch; tăng cường sử dụng các đánh giá tác động môi trường; thiết lập các mục tiêu về chất lượng tài nguyên và đăng ký các hoạt động gây tác động về môi trường; cấp phép xả

nước thải; thúc đẩy các hệ thống quản lý môi trường cho các ngành công nghiệp; và áp dụng các thông lệ quản lý tốt nhất.

Việc bảo vệ các vùng đất nhạy cảm sẽ có vai trò ngày càng lớn. Đồng bằng sông Cửu Long cần được chú ý đặc biệt, vì đây là vựa lúa và nguồn thủy sản lớn nhất nước nhưng đang phải đối mặt với một tương lai khó khăn – đặc biệt là theo các dự báo về biến đổi khí hậu. Trong 5 tháng đầu năm 2010, nước biển đã xâm nhập sâu (50 – 70 km) vào vùng đồng bằng, ảnh hưởng đến hàng nghìn ha lúa và gây ra tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng.104Một trong các mối lo ngại lâu dài hơn, đó là mất lớp phù sa bồi đắp từ sông Mê- kông – vốn có ý nghĩa căn bản đối với sự tái tạo và tồn tại của bản thân vùng đồng bằng sông Cửu Long – do ý định xây dựng các đập mới trên dòng chảy chính của sông Mê-kông. Đồng bằng châu thổsông Hồng cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự trong tương lai. Việt Nam cần phải xác định các tài sản môi trường quan trọng của quốc gia, ví dụ như các vùng đất ướt và các vùng di sản, và thiết lập các biện pháp bảo vệ các tài sản này như một cách bảo vệ đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)