TÀI NGUYÊN NƯỚC

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 54 - 55)

Việt Nam không phải là quốc gia được đảm bảo về tài nguyên nước: hơn 60% lượng nước ở Việt Nam bắt nguồn từ các nước khác, tình trạng thiếu nước đang xảy ra ở nhiều sông suối trong những mùa khô kéo dài, và một số tầng nước ngầm có vòng đời ngắn. Mùa mưa ở Việt Nam không dài nhưng lại là thời gian có nhiều người thiệt mạng cùng với những tổn thất lớn khác. Ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng hơn. Đối mặt với những áp lực từ sự bùng nổ kinh tế, Việt Nam cần phải tiếp tục cải cách để đạt được hiệu quả lớn hơn trong sử dụng nước, tăng cường sự bền vững môi trường và cải thiện sự công bằng trong điều kiện tiếp cận các dịch vụ nước. Phát triển tài nguyên nước đã đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống và sức khỏe của con người cũng như môi trường. Nhưng cơ cấu thể chế và pháp lý cần phải rõ ràng hơn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực lớn nhưng khoảng một nửa dân số vẫn chưa có đủ nước sinh hoạt. Điều kiện vệ sinh ngày càng kém đi. Cần có những cách tiếp cận mới để đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực trong tương lai và duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng bị hư hại một cách hiệu quả. Các quyền đối với nước chưa được xác định rõ, khiến cho các hoạt động đầu tư trở nên kém hiệu quả và không bền vững, đồng thời gây áp lực trở lại đối với tài nguyên nước. Biến đổi khí hậu là một thách thức mới, ngoài những thách thức vốn đã rất nghiêm trọng từ trước.

Việc phê duyệt và thực hiện một Chương trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) mới về Tài nguyên nước sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cũng nên có một cách tiếp cận tương tự như vậy cho các vùng ven biển. Khi xử lý vấn đề hiệu quả sử dụng nước, cần phải chú trọng đến tính hiệu quả trong cung cấp và sử dụng nước ở tất cả các ngành, khung quy định về các quyền đối với nước, và các quy hoạch lưu vực sông để đưa ra những nguyên tắc phân bổ nước. Mục tiêu cải thiện công bằng xã hội đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho phát triển nông thôn vì người nghèo, đa dạng hóa công tác thủy lợi, và củng cố Chương trình Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn Giai đoạn II đang triển khai, đặc biệt là về phương diện vệ sinh. Để đạt được sự bền vững môi trường, cần ưu tiên chú trọng đến vấn đề ô nhiễm do nước thải đô thị không qua xử lý. Đối với ô nhiễm công nghiệp, cần nhấn mạnh đến việc áp dụng triệt để các biện pháp hiện tại và xây dựng cách tiếp cận chiến lược mới để xử lý các chất gây ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm.

Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N

C H Ư Ơ N G 3 : T À I N G U Y Ê N N Ư Ớ C 55 Nước di chuyển nhiều qua các vùng đất và theo

thời gian. Những đợt hạn hán dài ngày gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, đôi khi có thể kéo dài trong nhiều năm; và các cơn bão lớn vào mùa mưa có thể có sức tàn phá lớn. Nước cũng đem theo các chất dinh dưỡng và bồi lắng vượt qua lưu vực sông để ra vùng bờ biển. Do đó, các hoạt động ở lưu vực có thể làm tăng hoặc giảm sự di chuyển của nước, cũng như khối lượng và chất lượng nước – từ đó gây ảnh hưởng đến hình thái học và các hệ sinh thái sông và bờ biển. Cần xem xét chương này từ các tương quan có ý nghĩa then chốt nói trên.

Một phần của tài liệu Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Phần 1 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)