Các dự án phát triển nước (ví dụ như cho sản xuất nông nghiệp có tưới) đã đóng vai trò chính trong xóa đói giảm nghèo nhờ cung cấp an ninh lương thực, phòng chống lũ lụt và hạn hán, và mở rộng các cơ hội việc làm. Tuy nhiên, các cộng đồng nghèo vẫn phải gánh chịu gánh nặng sức khỏe lớn nhất do thiếu nước. Do đó, sự khan hiếm và cạnh tranh ngày càng tăng về nguồn nước là một mối đe dọa lớn đối với công cuộc giảm nghèo trong tương lai. Ở những vùng rất khô hạn, số lượng người nghèo nông thôn ngày càng tăng và đó là những người sẽ coi trọng các quyền lợi và điều kiện tiếp cận nguồn nước cho sản xuất lương thực, chăn nuôi và các mục đích sinh hoạt hơn so với điều kiện tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu và giáo dục.105
Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cần tăng
Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N
cường đầu tư vào các dự án liên quan đến nước để phát triển nông thôn vì lợi ích của người nghèo. Cơ sở hạ tầng nông thôn tốt hơn sẽ thu hút thêm đầu tư tư nhân và do đó giúp đảo ngược hướng di cư từ nông thôn ra thành thị, giảm áp lực tại các vùng thành thị và giảm sự bất bình đẳng giữa dân cư thành thị với nông thôn. Một yếu tố quan trọng là hiện đại hóa và đa dạng hóa nông nghiệp ngoài canh tác lúa theo truyền thống. Các công nghệ tưới thích nghi với điều kiện địa phương đã thành công trong việc nâng cao năng suất bằng cách sử dụng bất kỳ nguồn nước nào sẵn có, dù là nước mặt, nước thải, hay nước ngầm. Có nhiều cơ hội để các nhà đầu tư xác định các sáng kiến thành công và hướng dòng vốn vào các hệ thống ganh đua với các phương pháp của người nông dân.106
Cần ưu tiên việc kế thừa những thành công của Chương trình Mục tiêu Quốc gia đang triển khai (cấp nước và vệ sinh nông thôn) và đẩy nhanh tiến độ trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia mới. Về phương diện cấp nước, cần nỗ lực nhiều hơn để tăng cường năng lực địa phương cho vận hành và bảo dưỡng và tìm cách kêu gọi những hỗ trợ thích đáng cho hệ thống cấp nước. Người dân thường không sẵn sàng hoặc không có khả năng chi trả phí cấp nước, và sau khi hệ thống được xây xong, hoặc là người dân hoàn toàn không sử dụng đến hoặc chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng và bổsung nước từ các nguồn chưa được cải thiện, dẫn đến tình trạng không mong muốn là vượt quá năng lực của hệ thống.107Từ đây cho thấy, cần tập trung nhiều hơn vào thay đổi hành vi trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia mới và các hệ thống cấp nước sinh hoạt phân tán và dựa vào cộng đồng, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa.
Chỉ riêng cấp nước thì không đủ để giảm nhanh tình trạng bệnh tật; do đó, thay đổi hành vi vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cần được nhấn mạnh nhiều hơn trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia mới. Chỉ số để đo mức độ thành công không chỉ là tỷ lệ (hay quyền sở hữu) các công trình vệ sinh được xây dựng mà còn phải bao gồm các thước đo khác như khả năng tiếp
cận, sử dụng, và nâng cấp công trình, thay đổi hành vi vệ sinh, và nhu cầu tự lực để xây nhiều công trình hơn.108Ngoài ra, cần phải có các tiêu chuẩn sức khỏe thống nhất và thích hợp cho cả cấp nước và vệ sinh (nông thôn và đô thị).
Thiên tai có tác động lớn đối với tất cả các cộng đồng, và các lưu vực sông ở miền trung phải gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Lũ lụt thường gây tổn thất lớn nhất, và đối phó với lũ lụt cần được xem xét trên cơ sở tích hợp đầy đủ giữa lưu vực sông với vùng ven biển. Miền Trung cần được ưu tiên để lập các kế hoạch quản lý thiên tai, trong đó tập trung vào các biện pháp phi công trình, bao gồm các cách tiếp cận quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.109
Một quan ngại xã hội lớn liên quan đến quản lý tài nguyên nước, đó là các tác động xã hội của việc xây dựng đập, bao gồm tác động về di dời các cộng đồng và tổn thất các giá trị văn hóa. Ở Việt Nam, các đề án xây dựng thủy điện đã tập trung xử lý vấn đề này. Trong một động thái tích cực, khái niệm "chia sẻ lợi ích" đang được xem xét110 và có thể sẽ được chính phủ chính thức thông qua. Đây là một tiến triển lớn, nếu xét đến số lượng lớn các đập thủy điện đang được lên kế hoạch xây dựng.